Tết đến

Khi tôi còn nhỏ, chưa biết phố xá thành thị là gì. Tuổi thơ chúng tôi như chú chim sâu lích tích trong những mảnh vườn quê thân thuộc.

Chân trời là cánh buồm nâu bạc nắng trôi qua trước nhà rồi khuất bóng sau khúc ngoặt của dòng sông, hoặc những đám mây lang thang lúc mặt trời sắp lặn ngồi đợi mẹ về, mắt dõi ra cuối con đường xa hút, mong sao cái chấm trắng của chiếc nón mẹ đội đầu hiện ra, nhưng chỉ gặp những đám mây đổi hình cứ trôi đi lờ lững trên nền trời trêu cợt, vừa giống đàn bò gặm cỏ trên đồng lại đã tản đi đâu hết. Nhìn gợn mây chơ vơ cuối cùng mới giống làm sao dáng chị đang âu yếm bồng em…

Xin chữ đầu năm. Ảnh Vnexpress.vn

Xin chữ đầu năm. Ảnh Vnexpress.vn

Với chúng tôi thuở ấy, những cái Tết thường đến rất sớm trong mong đợi. Từ chiếc áo mới mẹ hứa may sau dành dụm thu hoạch mùa màng. Mái nhà gianh mới, mẹ cắt rạ đồng về đánh gianh lợp lại cũng là dành cho Tết. Tết đến chầm chậm trong hồn từng ngày, từng ngày một. Nó len vào cả giấc mơ đêm ngủ trong chiếc ổ rơm rạ ấm nồng. Thứ hơi ấm mà đời người bây giờ dễ gì một lần có nữa, cảm giác ấm êm có khi còn hơn cả chăn đệm giàu sang. Tuổi tác, tháng năm ngày thêm chồng chất, mà mỗi bận nhớ về, tôi vẫn bồi hồi như vừa dụi mắt sau cơn mơ; tuổi thơ như vẫn còn nguyên nơi đầu lưỡi vị ngọt củ khoai lang tứa mật vừa gắp khỏi nồi… Lại nghe tiếng reo vui của những bắp ngô vùi trong than củi, lép bép, lép bép… Những tràng pháo nhỏ lựng thơm vị bùi ngọt đến giờ.

Lần giở lại những cái Tết làng quê ấu thơ như tìm về với miền cổ tích được thời gian phong kín ướp hương, mãi còn tươi nguyên màu sắc. Này bức tranh gà phiên chợ huyện mẹ mua về treo trên vách đất. Bộ lông đàn gà rực rỡ làm sáng cả gian nhà tre nứa đơn sơ. Này chùm khánh bạc rung ngân trên đầu cây nêu giờ vẫn leng keng trong gió. Chú lợn đất giấu những đồng xu trong bụng, nằm chặt đáy hòm chờ mở ra niềm vui diệu kỳ như câu chuyện về những bà tiên mang phép màu kỳ diệu.

Tết dần đến cả trong những trò chơi con trẻ dắt tay dìu nhau quanh xóm chạy chơi. Chỗ này đám đánh quay chen chúc vòng quanh những con quay gỗ bưởi, gỗ mít ánh vàng như bông hoa vừa quay vừa ngủ trên một bàn chân nhỏ xíu. Chỗ kia những lỗ đáo, những bàn khăn tíu tít hò reo! Con đường đất mịn sau mùa tre rụng lá đã điểm những chùm hoa đơn như ngọc trang điểm cho vẻ đẹp ngày xuân.

Những giờ học trước ngày nghỉ Tết như có lửa trong lòng. Chỉ mong sao trống tan trường thật mau để chạy vù về nhà cất sách, rồi hòa vào những cuộc chơi bầu bạn đang đợi ngoài kia. Ngày ấy chúng tôi không phải học thêm liên miên như các bạn nhỏ bây giờ. Thời gian trong ngần tựa dòng sông trong vắt, mỗi chúng tôi như con thuyền trôi không tới bến bờ…

Rồi giây phút thiêng liêng đợi trông cả năm đã đến: Giao thừa, pháo nổ đì đùng… Cả đất trời như mở tấm màn nhung trang trọng đưa con người vào thế giới thần tiên. Những vạch vôi bột được rắc nơi đầu ngõ với nắm lá dứa gai buộc vào chiếc cọc tre bên cổng bỗng có phép thiêng ngăn ma quỷ không thể vào nhà! Tôi được mẹ thay cho quần áo mới để ngồi bên mẹ thắp hương khấn cầu trước bàn thờ hương khói tổ tiên…

Nhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình lại thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang…

Nguồn: Tuần Văn nghệ TP. HCM

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.