Tết Độc lập - ngày lễ trọng của người dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với nhiều người dân Hà Tĩnh, ăn Tết Độc lập, mừng Quốc khánh 2/9 đã trở thành ngày lễ truyền thống quan trọng. Không chỉ trang hoàng đường làng, ngõ xóm rực rỡ cờ hoa, nhiều gia đình còn tổ chức bữa cơm sum họp.

Tết Độc lập - ngày lễ trọng của người dân Hà Tĩnh

Chào mừng Tết Độc lập, người dân Hà Tĩnh kính cẩn treo cờ Tổ quốc trước cửa nhà.

Ông Nguyễn Minh Hiệu (68 tuổi) ở thôn Tri Lễ, xã Thạch Kênh (Thạch Hà) cho biết: “Chúng tôi được cha giáo dục về truyền thống cách mạng, ý nghĩa của ngày Quốc khánh 2/9 từ khi còn nhỏ. Cuộc đời cha tôi từ một bần cố nông, phải đi ở đợ nhà địa chủ, chịu đủ khổ cực, về sau, nhờ cách mạng mà được đổi đời. Vì vậy, tết Độc lập đã trở thành ngày lễ mà gia đình tôi luôn coi trọng. Ngoài treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh Bác, gia đình tôi còn sửa soạn bữa cơm để con cháu trong nhà tụ họp”.

Cụ Nguyễn Xan (cha ông Hiệu) nay đã 96 tuổi đời và 71 năm tuổi Đảng. Dù tuổi cao, sức yếu khiến thính giác bị giảm nhưng mắt cụ còn sáng và trí nhớ minh mẫn. Tôi phải giao tiếp với cụ bằng cách viết ra giấy.

Tết Độc lập - ngày lễ trọng của người dân Hà Tĩnh

Đối với gia đình ông Nguyễn Minh Hiệu (bên phải, ở thôn Tri Lễ, Thạch Kênh, Thạch Hà), Tết Độc lập là một lễ trọng.

Đọc hàng chữ hỏi chuyện về cách mạng và Tết Độc lập năm 1945, cụ Xan cười tươi chia sẻ: “Lúc đó, chúng tôi mừng lắm, người nào cũng truyền nhau những câu nói mà Bác Hồ đọc trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Và nhất là tuyên bố cuối cùng của Bác: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.

Tết Độc lập - ngày lễ trọng của người dân Hà Tĩnh

Nhờ độc lập, từ một thanh niên đi ở đợ, cụ Nguyễn Xan (96 tuổi) thành người tự do làm chủ cuộc đời mình.

Sau ngày đất nước độc lập, từ một thanh niên đi ở đợ, cụ Xan thành người tự do. Năm 1946, cụ tham gia cách mạng, rồi năm 1949 được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Với hơn 50 năm công tác, cụ từng giữ nhiều vai trò, chức vụ trong chính quyền xã Thạch Kênh như: Xã đội phó, Trưởng ban Thuế nông nghiệp xã, Kế toán HTX nông nghiệp, Đảng ủy viên, Chủ tịch MTTQ xã…

Ông Hiệu cho biết: “Cha tôi có 5 người con, trong đó có 4 người là đảng viên. Được sự giáo dục của cha mẹ, anh chị em tôi sống đoàn kết và luôn có ý thức phấn đấu, cống hiến. Ngày tết Độc lập 2/9, khi con cháu tề tựu đông đủ cũng là dịp cha và ông thường kể chuyện về lịch sử cách mạng quê hương để nhắc con cháu luôn ghi nhớ”.

Cũng xem Tết Độc lập là một ngày lễ quan trọng của gia đình nhưng ngoài lo “tết riêng” cho gia đình, ông Ngô Đức Danh (65 tuổi, ở thị trấn Nghèn, Can Lộc) còn có trách nhiệm tổ chức “tết chung” cho tổ dân phố.

Tết Độc lập - ngày lễ trọng của người dân Hà Tĩnh

Hằng năm, vào dịp Quốc khánh, ông Ngô Đức Danh lại soạn sửa bàn thờ, thành kính treo ảnh Bác để dâng hương hoa lễ vật.

Ông Danh cho biết: “Hằng năm, cứ mồng 1/9 là tôi sửa soạn bàn thờ để ngày lễ dâng hoa, thắp hương. Là Tổ trưởng tổ dân phố, tôi còn đi kiểm tra việc treo cờ của Nhân dân. Tôi tự nhận trách nhiệm phải làm thế nào để trong ngày Quốc khánh, nhà nhà, người người trong tổ dân phố đều vui tươi, phấn khởi”.

Ông Ngô Đức Danh là một cựu binh. Ông nhập ngũ năm 1973 và tham gia chiến đấu tại đơn vị Z71 (Quân khu 4), ở chiến trường Đông Trường Sơn. Năm 1976, ông Danh đi làm nhiệm vụ quốc tế ở đất nước bạn Lào. Năm 1984, ông xuất ngũ về sinh sống tại địa phương và tích cực tham gia công tác xã hội. Hiện ông là Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố 7 - thị trấn Nghèn.

Là một người lính đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, hơn nữa còn tham gia chiến đấu giúp đỡ nước bạn Lào, ông Ngô Đức Danh hiểu rõ giá trị của độc lập và hòa bình. Ông Danh luôn nhắc thế hệ trẻ: giành được độc lập đã khó, giữ được hòa bình càng khó hơn.

Ăn mừng tết Độc lập để vui cùng ngày lễ trọng đại của đất nước nhưng cũng là để ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh…

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).