Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Hoa Kỳ (gọi tắt là Đoàn đàm phán). Trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Phó Trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
Thành viên Đoàn đàm phán gồm: Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đức Long; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Quang Dũng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Bá Hoan; Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.
Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của Đoàn đàm phán. Đoàn đàm phán có Tổ giúp việc là công chức cấp Vụ của Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Đoàn đàm phán và thành viên của Tổ giúp việc.
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Tiến hành đàm phán với phía Hoa Kỳ nhằm đạt được thỏa thuận thương mại đối ứng phù hợp, cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quá trình và kết quả đàm phán; đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp, chính sách cần thiết để thực hiện thỏa thuận sau khi được ký kết.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/4/2025.
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tăng cung và giảm cầu. Tăng cung bằng cách không để độc quyền, cho nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh; sử dụng các biện pháp tài khóa, thuế, phí, lệ phí để giảm cầu.
Những dãy nhà Trạm truyền giống chăn nuôi ở xã Châu Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) hoang tàn, đổ nát, rêu phong... trở thành nơi trú ngụ của chuột, bọ và là nơi chăn thả gia súc gia cầm của người dân địa phương.
Dự án CCN Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2021, song đến nay vẫn chưa được triển khai. Địa phương đang phối hợp gỡ “nút thắt” bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Ngoài chủ động ứng phó với mưa lớn, các địa phương Hà Tĩnh cần đôn đốc, hỗ trợ bà con thu hoạch gọn các diện tích lúa xuân để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Dự án Khu đô thị Lê Văn Thiêm Luxury City do Công ty CP Xây dựng và đầu tư Hoàng Phúc làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, quy mô hơn 2,7ha tại khu vực trung tâm TP Hà Tĩnh được định hướng phát triển thành khu đô thị cao cấp, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và tiện ích.
Qua khảo sát, đánh giá mô hình sản xuất lúa hữu cơ DT39 vụ xuân 2025 tại xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất đạt 6 tấn/ha.
Phấn đấu hoàn thành thu thập thông tin cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025 trước 31/5, ngành Thống kê Hà Tĩnh tập trung đôn đốc doanh nghiệp kê khai phiếu đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Hệ thống thủy lợi ở Hà Tĩnh cơ bản cấp đủ nước tưới cho 45.170 ha lúa hè thu, song, một số vùng cao cưỡng, cuối kênh có nguy cơ hạn hán cục bộ nếu nắng nóng kéo dài.
Giá vàng hôm nay 24/5/2025: Giá vàng tăng gần 2% và hướng tới tuần tăng tốt nhất trong 6 tuần gần đây, khi nhà đầu tư đổ xô tìm đến tài sản an toàn trước những lời cảnh báo áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, cùng với sự suy yếu của đồng USD.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Dù gặp phải một số khó khăn trong quá trình triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn nỗ lực thi công đảm bảo tiến độ Dự án Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 1.555 tỷ đồng.
Mặt hàng linh kiện ô tô được Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh Vinfast - Chi nhánh Hà Tĩnh đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên tại Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tiến hành quy hoạch, cấp phép hoạt động cho một số bến thủy nội địa, góp phần giúp doanh nghiệp vật liệu xây dựng thuận lợi trong kinh doanh, đảm bảo quy định pháp luật.
Vụ xuân năm 2025, sản xuất lúa ở Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định hiệu quả từ bộ giống chủ lực. Bên cạnh đó, nhiều giống khảo nghiệm cũng cho năng suất, chất lượng cao.
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được triển khai đa dạng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống hội viên, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tỷ lệ lấp đầy tại các cụm công nghiệp tại Hà Tĩnh những năm gần đây còn chậm, việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp còn khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Thời tiết vào mùa nắng nóng, các cơ sở sản xuất đá lạnh, nước uống đóng bình, đóng chai ở Hà Tĩnh đều tăng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân.
Hiện nay, trên thị trường Hà Tĩnh xuất hiện nhiều loại bỉm trẻ em được quảng cáo là hàng Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng thực chất lại được sản xuất tại Trung Quốc.
Bộ Xây dựng gửi công điện đôn đốc các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Đồng Tháp, TP Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công 2025.
Bà con nông dân ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân trước dự báo ít ngày tới đây, thời tiết sẽ có mưa kéo dài với lượng mưa dao động 40 - 80mm, có nơi lên tới 100mm.
Livestream bán hàng đang là phương thức được nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh tận dụng nhằm tăng doanh thu. Dù vậy cuộc cạnh tranh này cũng rất nhiều khốc liệt và thách thức.
Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.