Thành lũy xanh ven Cửa Sót

(Baohatinh.vn) - “5 năm nay, tôi cùng vợ mưu sinh trên những cánh rừng ngập mặn này. Rừng của dự án chữ thập đỏ tài trợ đã thu hút người dân nơi đây trồng, chăm sóc, bảo vệ gần 20 năm qua, giờ đang chở che làng mạc, giúp người dân mưu sinh” - ông Nguyễn Đức Tuấn ở thôn Phú Nghĩa, Thạch Bằng (Lộc Hà) phấn khởi nói về việc đánh bắt các loại thủy sản tự nhiên trong rừng đước xanh tốt.

thanh luy xanh ven cua sot

Rừng ngập mặn ở Thạch Bằng đã cao chừng 3 mét với nhiều loại cây đan dày, xanh tốt

Năm 1998, từ sự tài trợ của dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, những ha rừng ngập mặn đầu tiên được trồng ven bờ sông Cửa Sót - xã Thạch Bằng. Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Thạch Bằng Lê Ngọc Thanh cho biết: “Với sự tài trợ của dự án, diện tích rừng được mở rộng qua từng năm, đến năm 2003, mới cơ bản bao phủ dọc sông Cửa Sót. Để cây trồng mới bén rễ đã khó, việc bảo vệ càng khó hơn vì ở vùng này có tập quán nuôi trâu bò thả rông, ý thức bảo vệ rừng của người dân lúc đầu chưa cao. Tuy nhiên, khi cấp ủy, chính quyền vào cuộc, khó khăn dần được tháo gỡ”.

Tại cuộc họp giữa Đảng ủy, UBND xã với 4 thôn có rừng ngập mặn (Xuân Hòa, Trung Nghĩa, Phú Nghĩa, Phú Mậu), cấp ủy, chính quyền xã đã giao trách nhiệm tập trung bảo vệ rừng cho các đồng chí bí thư, thôn trưởng. Xã bỏ kinh phí thuê 4 người bảo vệ rừng với số tiền 1 triệu đồng/người/tháng, yêu cầu luân phiên thường trực 24/24h trong những năm đầu mới trồng.

“Thời gian đó, những người nhận nhiệm vụ giữ rừng như chúng tôi gần như cắm trại ăn ngủ ngoài này. Lo giữ cây trước sóng, gió; thường xuyên theo dõi xem cây có thích nghi trên vùng nước mặn này không; rồi canh trâu bò, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ rừng. Cứ bền bỉ nhiều tháng ngày như thế, mọi việc cũng dần đi vào nền nếp, người dân bắt đầu chung tay bảo vệ cánh rừng chắn sóng cho làng mạc mình” - Bí thư Chi bộ thôn Phú Nghĩa Phạm Ngọc Lâm cho biết.

thanh luy xanh ven cua sot

Đánh bắt thủy sản trên vùng rừng ngập mặn đưa lại nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân Thạch Bằng.

Xã Thạch Bằng được Hội Chữ thập đỏ đánh giá cao về công tác trồng và bảo vệ rừng ngập mặn bởi địa phương đã bảo vệ trọn vẹn 46,5 ha từ lúc trồng (năm 2003) cho đến nay. Rừng cây nay đã cao hơn 3m với khá nhiều loại: đước, trang, mắm đan dày, tươi tốt. Phó Chủ tịch UBND xã Trần Văn Hiếu cho biết: Nhờ sự đầu tư của dự án trồng rừng ngập mặn, Thạch Bằng đã giảm nhẹ đáng kể hậu quả thiên tai, môi trường sinh thái vùng ven biển được cải thiện. Nếu như trước đây, dọc bờ sông Cửa Sót, hàng chục gia đình phải di dời do tình trạng sạt lở khi những cơn bão lớn xảy ra thì đến năm 2008, 10 năm sau khi trồng rừng, nhiều hộ đã quay lại sinh sống bình yên trên vùng đất dọc cửa sông. Cùng đó, hàng chục ha mặt nước được rừng chở che đã bình yên trước sóng gió, giúp nhiều hộ có điều kiện đầu tư nuôi trồng thủy sản với thu nhập khá.

Ở đây, các loại thủy sản sinh sôi mạnh, chỉ cần sắm ít đồ nghề đơn giản và chăm chỉ, chịu khó, mỗi lao động không khó để có thu nhập vài trăm ngàn đồng/ngày. Thôn Xuân Hòa có khoảng 300 hộ tham gia các loại hình khai thác thủy sản tại rừng ngập mặn với thu nhập trung bình trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Trong giai đoạn rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế, công tác quản lý đang hướng tới việc kiểm soát khai thác đảm bảo an toàn đối với rừng và hài hòa lợi ích trong các cộng đồng thôn xóm. Cùng với thường xuyên theo dõi những diễn biến phát triển của rừng và đang đề xuất trồng thêm 1 ha ở vùng giáp ranh giữa xã Thạch Bằng và Thạch Châu, người dân Thạch Bằng tiếp tục giữ lũy thép xanh vững chắc, bảo vệ môi trường sinh thái ven sông để nâng cao sinh kế, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.