Thay đổi nếp sống, người cao tuổi Hà Tĩnh lạc quan giữa mùa dịch

(Baohatinh.vn) - Người cao tuổi là đối tượng đáng lo ngại nhất khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh đã nỗ lực thích nghi với hoàn cảnh mới, sống lạc quan để giữ gìn sức khỏe.

Thay đổi nếp sống, người cao tuổi Hà Tĩnh lạc quan giữa mùa dịch

Đường Trần Phú - TP Hà Tĩnh vắng vẻ trong ngày thứ 8 (15/6) thực hiện cách ly y tế toàn thành phố

Hơn một tuần kể từ khi TP Hà Tĩnh thực hiện cách ly y tế (từ 8/6) nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 (theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ), cuộc sống của vợ chồng bà Phạm Thị Thư (67 tuổi, ở tổ 4, phường Tân Giang) có nhiều xáo trộn.

Trước lúc dịch bệnh bùng phát, vợ chồng bà Thư thường cùng nhau dậy sớm ra công viên tập thể dục, sau đó đi ăn sáng, gặp gỡ bạn bè đồng niên hàn huyên, tâm sự... nhưng nay họ phải ở trong nhà suốt ngày. Việc thay đổi nhịp sống quen thuộc khiến vợ chồng bà Thư bước đầu có nhiều bỡ ngỡ nhưng để tuân thủ an toàn phòng dịch, cả hai đã cố gắng tạo ra nếp sống mới để thích nghi hoàn cảnh.

Thay đổi nếp sống, người cao tuổi Hà Tĩnh lạc quan giữa mùa dịch

Sau hơn một tuần thực hiện giãn cách, vợ chồng bà Phạm Thị Thư sống lạc quan với nhịp sống "chậm". Ảnh do nhân vật cung cấp

Bà Phạm Thị Thư chia sẻ: “Con cái đã trưởng thành và lập nghiệp ở xa nên thú vui tuổi già của chúng tôi là hằng ngày cùng nhau đi tập thể dục, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè, lối xóm... Khi thực hiện giãn cách xã hội, chúng tôi phải gác lại niềm vui đó để cùng thành phố chống dịch. Tuy nhịp sống thay đổi nhưng để giữ tinh thần lạc quan và đảm bảo được sức khỏe, chúng tôi dần tìm cách để thích ứng”.

Theo đó, vợ chồng bà Thư sắp xếp lại thời gian biểu hằng ngày bằng những việc làm cụ thể, như: buổi sáng thay vì cùng nhau đi bộ, hai vợ chồng tự tập thể dục trong sân. Ông đạp xe tại chỗ, bà mở nhạc tự tập thể dục nhịp điệu. Hai vợ chồng cùng làm vườn, chăm cây, nấu nướng cùng nhau và dành thời gian trò chuyện cùng nhau nhiều hơn...

Bà Thư cho biết, sau một tuần “rèn luyện”, hai vợ chồng bà đã quen dần với nhịp sống mới. Bà cũng thường xuyên gọi điện động viên các con và lạc quan tin tưởng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Thay đổi nếp sống, người cao tuổi Hà Tĩnh lạc quan giữa mùa dịch

Thường xuyên kết nối bạn bè, người thân giúp người cao tuổi hạn chế đi ra khỏi nhà khi không cần thiết.

Cũng là người cao tuổi đang nằm trong vùng cách ly y tế, những ngày này, bà Trần Thị Bé (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) lại tìm thấy niềm vui mới. Không được gặp bạn bè trong ngõ phố, bà Bé được con cháu hướng dẫn lập Facebook để chat với mọi người. Điều mà trước đây bà mong muốn nhưng con cháu bận đi làm chưa giúp bà thực hiện.

Tuy hiện nay, một số địa phương trong tỉnh vẫn chưa xuất hiện ca bệnh Covid-19 nhưng tinh thần cảnh giác cao độ với dịch bệnh vẫn được người dân chấp hành nghiêm chỉnh. Đặc biệt, những gia đình có người cao tuổi nhiều bệnh nền đã được con cháu quan tâm và để ý nhiều hơn.

Thay đổi nếp sống, người cao tuổi Hà Tĩnh lạc quan giữa mùa dịch

Cùng với việc phòng dịch, người cao tuổi cũng tự rèn luyện để giữ gìn sức khỏe

Làm nghề lái xe vận tải dịch vụ nhưng 2 tuần nay, anh Trần Xuân Lĩnh ở thôn 4 (xã Xuân Lam, Nghi Xuân) đã nghỉ hẳn ở nhà để chăm sóc gia đình.

Anh Lĩnh cho biết: “Bố mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi lại có bệnh nền, khi dịch bệnh bùng phát chúng tôi hết sức lo lắng. Để nâng cao hiệu quả phòng dịch, gia đình tôi đã thống nhất hạn chế tối đa việc đi ra ngoài”.

Để ổn định tư tưởng và giúp bố mẹ mình sống vui vẻ, lạc quan trong thời gian này, anh Lĩnh với vợ cố gắng luôn tạo ra không khí vui vẻ trong gia đình. Anh tích cực kết nối với các anh chị ở xa bằng điện thoại để động viên bố mẹ. Ngoài ra, anh cũng cố gắng đảm bảo những bữa ăn đủ dinh dưỡng để giữ gìn sức khỏe cho cả gia đình.

Thay đổi nếp sống, người cao tuổi Hà Tĩnh lạc quan giữa mùa dịch

Dù trên địa bàn xã chưa có dịch, người dân nhiều vùng quê ở Hà Tĩnh cũng tự "cửa đóng, then cài" ở yên trong nhà để đảm bảo phòng dịch an toàn. Ảnh chụp tại xã Hồng Lộc (Lộc Hà).

Phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh) hiện có 1.446 người cao tuổi đang sinh sống, trong bối cảnh hiện nay, Hội Người cao tuổi phường cũng đã có những thông báo khuyến cáo đến từng hội viên về việc tuân thủ phòng dịch và giữ gìn sức khỏe.

Ông Nguyễn Văn Tiềm - Hội trưởng Hội Người cao tuổi phường Bắc Hồng cho biết: “Người cao tuổi là đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công, vì vậy, trong thời gian qua, thông qua các chi hội, chúng tôi đã liên tục nhắc nhở các hội viên chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp phòng dịch và hạn chế ra ngoài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng động viên các cụ tự rèn luyện sức khỏe, sống lạc quan tích cực để cùng toàn dân đẩy lùi dịch bệnh”.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi mắc Covid-19 cao hơn rất nhiều so với các độ tuổi khác, do đây là đối tượng sức khỏe yếu và thường có yếu tố bệnh nền. Vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay cần nhiều ở khả năng tự chăm sóc và sự quan tâm của gia đình.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.