Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Sẽ có thêm 2 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa cho biết đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 sẽ có thêm dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai và câu trắc nghiệm trả lời ngắn.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Sẽ có thêm 2 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm mới

Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Theo đó, Bộ đã xây dựng cấu trúc đề thi của 17 môn học, gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung), Hoá học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (Công nghệ Công nghiệp và Công nghệ Nông nghiệp).

Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Theo đó, người học sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào được đánh giá trong đề minh họa.

Cụ thể, với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi:

Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.

Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Hai dạng thức trắc nghiệm mới qua thử nghiệm thực tế cho thấy phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ thay đổi số lượng câu hỏi/lệnh hỏi môn thi trắc nghiệm. Theo cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi của mỗi môn: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; các môn học khác 50 phút. Số lượng lệnh hỏi của mỗi đề thi trắc nghiệm cụ thể như sau:

Cũng theo đại diện, Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bảo đảm phù hợp với mục đích yêu cầu của kỳ thi, số lượng câu hỏi/lệnh hỏi cho mỗi đề thi cũng như một số vấn đề liên quan có thể được điều chỉnh khi xây dựng đề thi cho Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 của lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025, kỳ thi sẽ vẫn tổ chức thi trên giấy với tất cả các môn. Tuy nhiên, theo lộ trình, Bộ sẽ dần chuyển các môn thi trắc nghiệm sang thi trên máy tính ở những vùng có điều kiện thuận lợi và mở dần ra phạm vi cả nước.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.