Thiếu vốn bảo trì, nhiều tỉnh lộ ở Hà Tĩnh “oằn lưng” chịu tải!

(Baohatinh.vn) - “Suốt 10 năm ôm vô lăng, chưa khi nào tôi thấy tình trạng tỉnh lộ xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất ATGT cao như lúc này. Không đi không được, đi thì vừa ấm ức, vừa lo!” - lái xe Nguyễn Văn Tiến (xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) than thở...

Nhiều vị trí hư hỏng...

Mới nghe câu nói trên, chúng tôi ít nhiều “bán tín bán nghi” nhưng khi tự mình trải nghiệm gần hết các tuyến đường tỉnh thì mới thấy “thấm”!

thieu von bao tri nhieu tinh lo o ha tinh oan lung chiu tai

Tỉnh lộ ĐT 552, đoạn qua địa bàn Vũ Quang (lý trình Km 13 + 500 - Km 15 + 500) mặt đường hư hỏng nặng, mái ta-luy, nền đường bị sạt lở nghiêm trọng nhưng chưa được sửa chữa kịp thời, nguy cơ mất ATGT cao.

Tuyến tỉnh lộ ĐT.552, đoạn từ chợ Bộng, xã Đức Bồng (Km 13+500) đến thị trấn Vũ Quang (Km 19+200) có chiều dài 5,7 km là một điển hình. Mặt đường “như tương”, ổ trâu”, “ổ gà” dày đặc..., tỉnh lộ này một thời gian dài trở thành nỗi sợ của người dân địa phương và những ai lưu thông qua đây.

“Đây là hậu quả của việc khai thác với lưu lượng lớn xe tải thi công tuyến kênh chính thuộc dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang và tác động của nhiều đợt mưa lũ kéo dài... mà không được duy tu, bảo dưỡng...” - Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Phạm Quốc Thanh, bày tỏ.

Tỉnh lộ ĐT.548 - tuyến huyết mạch nối huyện Lộc Hà với trung tâm huyện Can Lộc, đoạn qua địa bàn huyện Lộc Hà dài 5,5 km (từ ngã ba giao với đường ĐT.547 tại xã Bình Lộc đến cầu Hòa Lộc) hiện cũng hư hỏng nặng. Đặc biệt, tại một số vị trí, mặt đường bị hư hỏng hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đi lại của người dân và gây mất ATGT.

thieu von bao tri nhieu tinh lo o ha tinh oan lung chiu tai

Nhiều đoạn đường trên tỉnh lộ 548 (Lộc Hà - Can Lộc) mặt đường chi chít "ổ trâu, ổ voi", lề đường lầy lội... gây khó khăn cho người và các loại phương tiện.

Đáng quan ngại hơn, ngoài 2 tuyến trên còn có đến 9/10 tuyến tỉnh lộ do Sở GTVT Hà Tĩnh quản lý với tổng chiều dài 354,27 km đã xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều tháng qua. Theo danh mục Sở GTVT tỉnh trình UBND tỉnh thì có đến cả ngàn vị trí cần được sửa chữa với đủ các hạng mục. Chẳng hạn, tuyến ĐT.546 có 99 vị trí, tuyến ĐT.547 có 164 vị trí, tuyến ĐT. 548 có 244 vị trí...

“Bất khả kháng” vì kinh phí eo hẹp

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Phan Văn Trung, do kinh phí bảo trì dành cho đường tỉnh ngày càng hạn hẹp; hầu hết các tuyến đường được đưa vào sử dụng đã lâu, cộng với ảnh hưởng của nhiều đợt mưa bão trong năm 2017 làm cho những tuyến này bị hư hỏng, sụt lún... “Nếu không được sửa chữa kịp thời thì nguy cơ tai nạn giao thông sẽ rất cao và phát sinh hư hỏng lớn...” - ông Trung nói.

Theo ông Trần Chí Thanh - Phó Giám đốc Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) tỉnh, có 2 nguyên nhân chính khiến kinh phí bảo trì ngày càng ít. Thứ nhất, nguồn thu ngân sách của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau sự cố môi trường biển; thứ hai, nguồn từ Quỹ BTĐB Trung ương phân bổ cho Quỹ BTĐB tỉnh cũng đang có xu hướng ngày càng “teo tóp”. Cụ thể, năm 2016, Quỹ BTĐB Trung ương cân đối cho Hà Tĩnh 20,9 tỷ đồng; năm 2017, nguồn quỹ này ghi 18,1 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa chuyển đồng nào về cho quỹ tỉnh.

Được biết, đây là khó khăn chung của cả nước, của mọi tỉnh, thành khi chủ trương đầu tư công thắt chặt. Cũng chính vì thế mà theo một số chuyên gia, nguồn vốn cho bảo trì đường bộ nói chung, trong đó có các tuyến tỉnh lộ sẽ chẳng còn biết nhìn vào nguồn nào!

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.