Thổ mua Su-57 với động cơ Izdeliye 30

Chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Mark Episkopos cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi kế hoạch mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.

Theo nguồn tin này, Nga đã tiếp nhận lô Su-57 đầu tiên trong năm 2020 và lô tiếp theo gồm 4 chiếc nữa sẽ được chuyển giao trước khi kết thúc năm 2021.

“Việc chuyển giao máy bay cho Không quân Nga đang được thực hiện đúng tiến độ. Như vậy, đến năm 2022, những chiếc tiêm kích tàng hình này sẽ chính thức được trang bị động cơ thế hệ mới Izdeliye 30, kể cả phiên bản xuất khẩu”, nguồn tin quân sự Nga cho biết.

Thổ mua Su-57 với động cơ Izdeliye 30

Tổng thống Putin cùng người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tham quan Su-57.

Hiện nay khách hàng tiềm năng nhất của Su-57 đang là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Algeria. Dù không rõ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phía Nga đã tiến hành các cuộc đàm phán về thương vụ này hay chưa nhưng theo Mark Episkopos, Ankara đang rất quyết tâm thực hiện thương vụ này sau khi Mỹ đơn phường ngừng chuyển giao F-35.

Nếu thương vụ này được thực hiện, đây sẽ là nguy cơ lớn với Mỹ, NATO. Chuyên gia Mỹ còn cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 sẽ gây ra những hậu quả không thể khắc phục trong quan hệ giữa Ankara và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể rời bỏ NATO vì vấn đề này? Giới quân sự Mỹ đang tỏ ra rất quan tâm tới diễn biến trên. Việc mua hệ thống tên lửa đánh chặn S-400 của Nga từng khiến Washington phản đối mạnh mẽ khi cho rằng Moskva sẽ không dừng lại ở đó.

Điện Kremlin đang thử nghiệm khả năng bán cho Tổng thống Erdogan máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và trong tương lai gần là Su-57. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng sự chú ý của mình đến máy bay thế hệ 5 hơn.

Trước đó, người đứng đầu tập đoàn nhà nước Nga Rostec - ông Sergei Chemezov đã lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga sẵn sàng ký một thỏa thuận với Ankara về việc cung cấp Su-57.

Tờ Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, những tín hiệu của cả 2 bên cho thấy, rất có thể thương vụ Su-57 Moskva - Ankara sẽ được hiện thực hóa. Cùng với đó, tờ báo hàng đầu của Thổ còn so sánh sức mạnh và khả năng của F-35 với Su-57 với sự chênh lệch rõ ràng.

Dù cùng là dòng máy bay tàng hình và được xếp vào dòng chiến đấu cơ thuộc thế hệ 5 nhưng giữa tiêm kích Su-57 của Nga và F-35 do Mỹ sản xuất có sự chênh lệch đáng kể về nhiều chỉ số.

Sức khác biệt dễ nhận thấy nhất chính là tốc độ. Trong khi Su-57 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2.600km/h thì F-35 tỏ ra khiêm tốn hơn rất nhiều khi chỉ đạt 1.930km/h.

Ngoài ra, tiêm kích Nga còn cho thấy sự vượt trội trước F-35 nhờ thời gian hoạt động trên không cho mỗi lần cất cánh khi nó có thể thực hiện chuyến bay dài hơn 2 lần so với F-35.

Đặc biệt, với cặp động cơ có lực đẩy cực mạnh, Su-57 vẫn có thể hạ cánh an toàn trong trường hợp 1 động cơ bị hỏng hoặc bị trúng đạn, trong khi đó khả năng này với F-35 là không thể bởi chúng chỉ có 1 động cơ.

Với những thông tin này, tờ Anadolu cho rằng, rõ ràng máy bay Su-57 có ý nghĩa quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ hơn nhiều trong trường hợp Ankara quyết định muốn mua so với việc mua F-35 và buộc phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc của Mỹ.

Nếu thực sự Thổ Nhĩ Kỳ muốn cải thiện sức mạnh của lực lượng Không quân của mình, Su-57 sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Theo Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.