Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ công tác 9.000 cảnh sát

Đây là những người bị cáo buộc có dính líu với giáo sĩ Gulen, người bị chính quyền tổng thống Erdogan cáo buộc là chủ mưu trong vụ đảo chính bất thành năm ngoái.

tho nhi ky dinh chi cong tac 9 000 canh sat

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: Reuters

Theo đài BBC, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lý do của quyết định đình chỉ công tác với 9000 người thuộc lực lượng này để đảm bảo an ninh quốc gia.

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quyết định này được đưa ra trong bối cảnh cảnh sát nước này đang tiến hành điều tra về các mối liên hệ giữa lực lượng trong nước với giáo sĩ Gulen đang ở Mỹ.

Trước đó chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hơn 1.000 người trong chiến dịch trấn áp mới nhất với những phần tử bị cáo buộc ủng hộ giáo sĩ Gulen.

Chiến dịch truy quét các phần nổi dậy nằm trong lực lượng cảnh sát được triển khai trên toàn bộ 81 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những chiến dịch trấn áp phần tử nổi dậy lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng nhiều tháng qua.

Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu cho biết cơ quan này đã tấn công vào một mạng lưới của giáo sĩ Gulen, những kẻ đã thâm nhập vào đội ngũ của lực lượng cảnh sát và được gọi là "các thầy tế ngầm".

Cũng theo ông Suleyman Soylu, đây là "bước quan trọng" trong mục tiêu xóa bỏ phong trào của giáo sĩ Gulen của chính phủ. Ông Soylu cũng nói chiến dịch truy quét các "thầy tế ngầm" này vẫn tiếp tục và họ sẽ còn bắt giữ thêm các đối tượng khác.

Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15-7 năm ngoái do các sĩ quan quân đội cầm đầu, đã có 40.000 người bị bắt và 120.000 người hoặc bị sa thải hoặc bị đình chỉ công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong số đó có các quân nhân, giáo viên, cảnh sát và công chức. Tất cả những người này đều bị cáo buộc có liên đới với các nhóm phiến quân.

Động thái thanh trừng với các cảnh sát diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi ông Erdogan giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới trao thêm quyền lực cho tổng thống.

Phe đối lập tại Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lo ngại sau chiến thắng đó. Trên thực tế, kết quả cuộc trưng cầu ý dân đã gây chia rẽ dư luận sau sắc tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai ngày sau cuộc trưng cầu ý dân, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mở rộng thêm 3 tháng nữa với một quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong 9 tháng đã có.

Giới truyền thông quốc tế nhận định, họ đã lường trước được thực trạng của các chiến dịch thanh trừng hậu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tăng cường nếu ông Erdogan giành được thắng lợi tại cuộc trưng cầu ý dân như ông muốn.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.