Thử tìm giải pháp cho nạn bạo hành trong bệnh viện

(Baohatinh.vn) - Mấy ngày qua, dư luận chưa thôi bàn tán, lo lắng về 2 vụ bạo hành thầy thuốc xảy ra ở 2 địa phương sát cạnh nhau là Quảng Bình và Hà Tĩnh...

thu tim giai phap cho nan bao hanh trong benh vien

Chị Trần Thị Thanh Hải phải vào điều trị tại BVĐK huyện Hương Khê

Vào đúng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chị Trần Thị Thanh Hải - Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Hương Long (Hương Khê) đang trong giờ trực, bị đối tượng Hoàng Xuân Hải (người cùng xã) xông vào dùng dao chém nhiều nhát, chỉ vì chị từ chối truyền nước cho người đang trong tình trạng say rượu.

thu tim giai phap cho nan bao hanh trong benh vien

... còn đối tượng Hoàng Xuân Hải đã bị khởi tố, bặt tạm giam

Gần nhất, ngày 23/10, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), bác sỹ Trần Thanh Sơn đang trực cấp cứu, bị người nhà một bệnh nhân hành hung, khiến ông bị chấn thương sọ não, bất tỉnh.

Chỉ tính đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra hàng chục vụ từ gây rối, làm mất an ninh trật tự trong bệnh viện, đến tấn công, đe dọa tính mạng thầy thuốc. Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, các vụ bạo lực, hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (60%), tuyến trung ương (20%). Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sỹ (70%), kế đó là điều dưỡng viên (15%). Điều đáng nói, có tới 90% số vụ xảy ra trong khu vực bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, trước hết phải thấy rằng, nghề y là một nghề đặc biệt. Người thầy thuốc luôn phải chịu sức ép nặng nề về tính mạng của người bệnh, dư luận xã hội; sự căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực công việc. Vì thế, một số thầy thuốc trong trường hợp cụ thể nào đó có biểu hiện cửa quyền, nói năng, hành xử không đúng hoặc thiếu chuyên nghiệp trong cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Mặt khác, hiện nay, bệnh viện phần nhiều quá tải, các thầy thuốc đang phải làm việc trong điều kiện khó khăn, phương tiện, cơ sở vật chất xuống cấp, cơ chế, chính sách, đãi ngộ của Nhà nước còn bất cập, từ đó, một số nhân viên y tế thái độ phục vụ chưa tốt, nhũng nhiễu bệnh nhân, hình thành định kiến, suy nghĩ thiếu thiện chí, khách quan của người dân đối với thầy thuốc.

Bên cạnh đó, các biện pháp an ninh của các bệnh viện nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Một số người nhà bệnh nhân, hiểu biết và tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Thiếu sự cảm thông, chia sẻ với khó khăn của thầy thuốc, của ngành y tế.

Để hạn chế bạo lực trong bệnh viện, thái độ, sự sẻ chia của thầy thuốc là rất quan trọng. Từ bác sỹ đến hộ lý từng khoa, phòng cần nâng cao tính chuyên nghiệp, coi người bệnh là trung tâm, đối tượng phải phục vụ hết mình. Thầy thuốc giỏi chuyên môn chưa đủ mà còn phải có kiến thức, kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý, nỗi lo lắng của người nhà bệnh nhân để ứng xử phù hợp.

Ngoài tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, bệnh viện cũng cần có những chương trình đào tạo cho nhân viên về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý người bệnh, gia đình người bệnh, nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Các nhân viên bảo vệ cần được hướng dẫn kỹ năng nhận biết nguy cơ bạo hành, cách phòng chống; có phương án chủ động để khi cần có “lối thoát riêng” cho thầy thuốc bệnh viện.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh viện với công an để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho bệnh viện, với những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhất. Kiến nghị Bộ Tư pháp điều chỉnh khung hình phạt theo hướng tăng nặng đối với hành vi gây rối trong bệnh viện, đe dọa tính mạng, thân thể, nhân phẩm thầy thuốc trong lúc hành nghề.

Các tổ chức chính trị cần lên tiếng phản đối, yêu cầu chính quyền và các ngành chức năng vào cuộc, có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn bạo lực, bảo vệ sự an toàn và quyền lợi của người lao động. Cơ quan truyền thông, báo chí lên án các hành vi tiêu cực trên tinh thần xây dựng để góp phần điều chỉnh suy nghĩ, hành động của cộng đồng theo hướng có sự đồng cảm, chia sẻ đối với nghề y.

Đọc thêm

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.