Thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt còn nhiều khó khăn

(Baohatinh.vn) - Ngày 13/6, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành khảo sát công tác dân tộc và kết quả thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê.

thuc hien de an phat trien dong bao dan toc chut con nhieu kho khan

Đoàn khảo sát đời sống của bà con đồng bào dân tộc Chứt tại Rào Tre, xã Hương Liên

thuc hien de an phat trien dong bao dan toc chut con nhieu kho khan

... thăm hỏi, động viên bà con dân tộc Lào ở Bản Giàng 2, xã Hương Vĩnh

Bản Rào Tre có diện tích gần 40ha, 41 hộ dân, 146 nhân khẩu. Ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án kèm theo Quyết định 2571 ngày 3/9/2015, huyện Hương Khê đã sớm thành lập các ban chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung quy hoạch đất đai, chỉnh trang vườn hộ. Đến nay, đã có 20/20 nhà được tu sửa xong, làm mới 4/4 nhà với tổng kinh phí 680 triệu đồng, chôn được 850 cọc bê tông vào kéo hơn 7.000m dây thép gai, sẻ phát 3.000m2 vườn đồi...

thuc hien de an phat trien dong bao dan toc chut con nhieu kho khan

Ông Đinh Văn Sánh - Chủ tịch UBND xã Hương Liên: Đề nghị cấp trên xem xét, tiếp tục hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại bản mới nhằm sớm giãn dân; có chính sách hỗ trợ cho người dân tộc Chứt khi kết hôn với dân tộc khác ngoài dân tộc Kinh; nâng mức hỗ trợ tiền mai táng ...

Theo báo cáo, đến hết tháng 5/2017, Nhà nước đã cấp gần 36.142 triệu đồng và huy động nguồn xã hội hóa được gần 1.940 triệu đồng. Với nguồn kinh phí này và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành đã giúp bản có thêm 3 km đường giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, giáo dục và triển khai thực hiện các nội dung khác trong Đề án...

Tuy nhiên, theo đánh giá, mặc dù đã được đầu tư lớn nhưng nhìn chung đời sống bà con dân bản đang gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu. Thực tế triển khai thực hiện Đề án cũng cho thấy việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các nội dung trong Đề án chưa hiệu quả, hầu hết các hộ chưa tự vươn lên, chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ; việc quản lý, bảo tồn, phát triển dân tộc Chứt còn nhiều khó khăn; 100% dân bản trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp; việc giao đất cho các hộ tại bản mới, khai hoang đất ở, mở rộng đất sản xuất, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống và một số nội dung khác trong đề án còn chậm...

thuc hien de an phat trien dong bao dan toc chut con nhieu kho khan

Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Nguyễn Việt Hà: Mặc dù đã có sự thay đổi nhất định nhưng nhiều lĩnh vực, hoạt động tại bản Rào Tre vẫn trì trệ. Nguy cơ sẽ có nhiều mục tiêu trong đề án không hoàn thành nên cần có sự điều chỉnh, thậm chí là thay đổi trong cách làm.

Tại buổi làm việc, đoàn đã tiến hành trao đổi để làm rõ những khó khăn trong triển khai Đề án; những mục tiêu đề ra phải đạt giai đoạn đến năm 2015, năm 2017 ở mức độ nào, đến năm 2020 có bao nhiêu mục tiêu có nguy cơ không đạt được; sự vào cuộc của các cấp, các ngành; làm sao để thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao trình độ dân trí, hạn chế hôn nhân cận huyết và bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chứt...

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh cho rằng, Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở Hương Liên còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa tương xứng với sự kỳ vọng và mức độ đầu tư. Vì vậy, các cấp, ngành liên quan cần rà soát, kiểm tra lại các nội dung, mục tiêu của Đề án để triển khai giai đoạn tiếp theo đạt kết quả cao hơn.

Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hơn đến chất lượng các công trình đang được đầu tư xây dựng; chú ý đến việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được đầu tư...

Hiện trên địa bàn huyện Hương Khê có các bản dân tộc Mường ở Lòi Lim (xã Hương Trạch), dân tộc Lào ở Phú Lâm (xã Phú Gia), dân tộc Chứt ở Rào Tre (xã Hương Liên) và bản Giàng 2 ở (xã Hương Vĩnh). Đồng bào dân tộc sống trên địa bàn Hương Khê được tập trung ở những xã đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, sống ven rừng, điều kiện đi lại và sản xuất khó khăn.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh nên đồng bào dân tộc thiểu số đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án nên đã có sự tác động lớn đến đời sống, văn hóa, sinh kế của bà con. Nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, nước sinh hoạt, thủy lợi, nhà ở... nên bộ mặt các bản ngày càng khởi sắc.

Đọc thêm

Cảm ơn đồng bào!

Cảm ơn đồng bào!

Trong cơn hoạn nạn do bão Yagi gây ra, người Hà Tĩnh cùng đồng bào cả nước đã chung tay cùng bà con miền Bắc khắc phục khó khăn, tái thiết sau thiên tai. Giờ đây, những bản làng, thôn xóm trên ấy đã xôn xao nhịp sống mới...
Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Nguyễn Nam Tiến - Trường THCS Kỳ Long (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành niềm tự hào khi trở thành thủ khoa môn KHTN - B (Hóa học) trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 vừa qua.