Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

(Baohatinh.vn) - Từ cây móc mọc hoang trong rừng, anh Phạm Đình Ái ở xã Sơn Lĩnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) biến thành sản phẩm đũa chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Cây móc mọc tự nhiên ở vùng đồi núi Hương Sơn hàng chục năm qua nhưng chẳng ai quan tâm bởi không mang lại giá trị kinh tế. Nhưng giờ đây, cây đã trở thành nguyên liệu tạo ra sản phẩm đũa móc - mặt hàng đặc trưng của huyện miền núi Hương Sơn.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Với thâm niên trong nghề chế biến lâm sản, anh Phạm Đình Ái ở thôn 3, xã Sơn Lĩnh luôn đau đáu, trăn trở, tìm tòi để tạo ra những sản phẩm từ tiềm năng, lợi thế của quê hương để phát triển kinh tế.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Gần 2 năm nay, anh đi lùng mua cây móc mọc hoang trong rừng tự nhiên trên địa bàn huyện để biến thành những chiếc đũa ăn có chất lượng cao, khác biệt. Anh Ái chia sẻ: Cây móc hay còn gọi là cây đủng đỉnh có họ với các loại cây cau mọc hoang khá nhiều trong những khu rừng già ở xã Sơn Kim1, xã Sơn Hồng...

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Đũa cau, đũa gỗ...không còn xa lạ với nhiều người dân Hương Sơn nhưng đũa được làm từ cây móc thì ít người biết đến. Để làm ra những chiếc đũa từ cây móc, anh Ái phải thực hiện nhiều công đoạn.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Cây móc được anh Ái tìm mua tại rừng với giá từ 400 – 500 nghìn đồng/cây. Những cây móc có chiều cao từ 10 – 12 m sau đó cắt ngọn chỉ để lại phần gốc khoảng chừng 3 - 4 m. Sau đó, tách vỏ, bỏ ruột lấy chất tinh của cây. Phần tinh này có độ cứng không thể dùng dao vót, đặc biệt không ngấm nước.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Để làm được những chiếc đũa từ cây móc, anh Ái phải tự mày mò chế tạo, cải tiến một số máy móc để thực hiện các công đoạn như: mài đầu tròn, đầu vuông, máy làm mịn, đánh bóng...“Mỗi cây móc có đường kính từ 40 cm có thể làm được 1.000 đôi đũa móc, trong đó 700 đôi loại 1 và 300 đôi loại 2 (sử dụng 1 lần). Với 4 lao động, bình quân mỗi ngày, cơ sở của tôi sản xuất được hơn 500 đôi đũa móc”- Anh Ái cho biết thêm.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Sau khi hoàn thành các công đoạn sơ chế, những chiếc đũa móc được cho vào lò sấy, đồng thời đóng bao, dán nhãn xuất ra thị trường tiêu thụ. Đũa móc không ngấm nước và có độ cứng nên càng sử dụng càng đen bóng...

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Đến nay, sản phẩm đũa móc của anh Ái được nhiều biết đến và trở thành “thương hiệu” đũa móc Thuận Ái. Từ nhiều kênh bán hàng, mỗi năm, cơ sở của anh Ái xuất ra thị trường hơn 10.000 đôi đũa, mỗi đôi bán với giá 5.000 đồng, thu về hàng chục triệu đồng.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Ông Phan Khương Duy – Cán bộ Văn phòng điều phối NTM huyện Hương Sơn cho rằng: Đũa móc Thuận Ái là sản phẩm mới, nguyên liệu khác biệt so đối với các loại đũa trên thị trường. Đũa móc có màu nhám, hơi đen, vân tự nhiên rất đẹp. Chất đũa cứng, rất bền và dùng tốt. Với nguyên liệu được lấy từ cây móc cũng đã tăng thêm thu nhập cho những hộ trồng rừng và bảo vệ rừng tại một số xã trên địa bàn.

Từ cây móc tự nhiên thành đũa mang thương hiệu

Sản phẩm đũa móc Thuận Ái thực sự là sản phẩm đặc trưng của huyện. Hiện tại, sản phẩm này đã được Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh thẩm định, chấp thuận đủ điều kiện tham gia Chương trình OCOP của huyện. Chúng tôi đang hướng dẫn cơ sở lập phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng kho xưởng để sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng” – Ông Duy cho hay

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast