Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Cách quốc lộ 12C hơn 3km là khu trang trại cam Khe Xai, xã Kỳ Sơn - sản phẩm vùng thượng đầu tiên ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao vào cuối năm 2019.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Năm 2014, gia đình anh Bùi Văn Linh bỏ vốn mở đường, bắt đầu khai phá vùng đất đồi rừng Khe Xai ở thôn Sơn Trung 2 - xã Kỳ Sơn. Con đường dẫn vào trang trại nay đã được bê tông hóa với chiều dài 3km dẫn từ Quốc lộ 12C vào và đi dọc chiều dài của trang trại.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Cam Khe Xai (hơn 20ha) là sản phẩm chủ lực của khu trang trại rộng hơn 40 ha bao gồm cả cam, bưởi, bơ, thanh long cùng những khu vực nuôi bò, lợn rừng...

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Cam Khe Xai được gia đình bắt đầu trồng vào năm 2017 trên diện tích hơn 20 ha với hơn 9 ngàn gốc. Năm 2018, anh Linh tiếp tục trồng bưởi, bơ và hàng trăm gốc thanh long.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Năm 2019, HTX Sinh thái nông nghiệp Khe Xai, Kỳ Sơn được thành lập. Đó cũng là năm trang trại cho thu hoạch vụ cam đầu tiên; đến cuối năm cam Khe Xai được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. (Trong ảnh: Lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh kiểm tra sản phẩm OCOP - cam Khe Xai - Ảnh tư liệu).

Năm 2020 là vụ thu hoạch cam đại trà đầu tiên của HTX, dự kiến sản lượng đạt 200 tấn. Với giá bán thấp nhất là 35 ngàn đồng/kg, dự kiến HTX sẽ có doanh thu đạt khoảng 7 tỷ đồng.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Ông Bùi Đức Lý - người quản lý trang trại (bên trái) chia sẻ kết quả của HTX trong vụ thu hoạch cam đại trà đầu tiên.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Thời điểm này, cam đang được các xã viên tiến hành bọc vỏ để bảo vệ trước các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại. HXT huy động 40 công nhân thực hiện việc bọc vỏ cho cam trong vòng 15 ngày.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Theo ông Bùi Đức Lý, 2 yếu tố quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm cam đó là nguồn nước và phân bón. Vì vậy HTX đã đầu tư xây dựng đập bê tông ngăn nước từ khe núi, dẫn về hồ chứa rộng 30m, dài 25m. Từ đó nối với hệ thống ống có chiều dài hàng ngàn mét dẫn nước về tưới theo công nghệ nhỏ giọt tại từng gốc cam.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Ngoài ra, HTX còn đào 3 hồ lớn với tổng diện tích hơn 1 ha để tích trữ thêm nguồn nước tự nhiên nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn tưới cho cây trồng.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Một điểm rất đặc biệt ở HTX đó là việc chủ động nguồn phân bò để bón cho cây trồng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bảo vệ đất bền vững. Hiện trang trại đang nuôi 157 con bò. Chỉ tính riêng tiền công trả cho những lao động làm nhiệm vụ chăn bò, mỗi năm HTX chi hết 250 triệu đồng…

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Với khoảng 300 tấn phân bò được ủ, chế biến đúng quy trình, trang trại hoàn toàn chủ động được nguồn phân bón.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Nguồn nước tưới dồi dào, phân bón đảm bảo, cùng với áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP đã giúp cam Khe Xai dù mới bước ra thị trường đã khẳng định chất lượng, được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh tư liệu cuối năm 2019.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Bên cạnh cây ăn quả, HTX còn nuôi lợn rừng với quy mô 400-500 con/năm, thường xuất chuồng vào dịp tết Nguyên đán với số tiền thu về hơn 1 tỷ đồng.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Với quy mô phát triển hiện tại, HTX Sinh thái nông nghiệp Khe Xai, Kỳ Sơn đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 xã viên và nhiều lao động thời vụ là người dân địa phương. (Trong ảnh: Công nhân đang chuẩn bị thức ăn cho đàn lợn rừng).

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Trên diện tích khoảng 40 ha, HTX bố trí 6 điểm trại, là nơi những người quản lý, xã viên và người lao động lưu trú, sinh hoạt và quản lý, bảo vệ trang trại.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Ông Lê Quang Xu, 74 tuổi, quê xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà làm bảo vệ cho HTX hơn 1 năm nay. Ngoài mức lương hơn 5 triệu đồng/ tháng, HTX tạo điều kiện quỹ đất cho ông nuôi gà và tăng gia các sản phẩm rau, củ quả ngắn ngày. Mỗi năm tổng thu nhập của ông đạt hơn 100 triệu đồng.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Bà Lê Thị Luận ở thôn Sơn Trung 2, xã Kỳ Sơn làm việc ở đây từ năm 2014 đến nay, với mức lương hơn 5 triệu đồng mỗi tháng. "Công việc không quá vất vả, thu nhập đều đặn, lại ở gần nhà đã giúp tôi và nhiều lao động địa phương có việc làm, cuộc sống ổn định” - bà Luận chia sẻ.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Ngoài khai thác quỹ đất để trồng cây ăn quả, chăn nuôi, HTX còn nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên khu vực Khe Xai với diện tích gần 400 ha.

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Nhờ được khoanh nuôi, bảo tồn và trồng bổ sung trong nhiều năm qua, hiện nay trong quần thể gần 100 ha rừng phòng hộ bạt ngàn, là hàng vạn cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao đang trong giai đoạn trưởng thành, trong đó có nhiều loài gỗ quý như: lim, gụ, sến...

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

HTX còn lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhằm đảm bảo cung ứng nguồn điện cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất

Khám phá trang trại cam Khe Xai ở vùng thượng Kỳ Anh

Hợp tác xã hiện đang hướng tới xây dựng điểm du lịch nông nghiệp sinh thái trong tương lai.

Cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá đây là mô hình có tiềm năng và triển vọng rất lớn. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đặc biệt, đã tạo cho xã một điểm nhấn trong việc xây dựng mô hình sản xuất, phát triển kinh tế trong thực hiện chương trình xây dựng NTM; giúp người dân địa phương học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình trồng cam, chăn nuôi trên địa bàn xã.

Ông Nguyễn Hồng Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.