Vợ chồng trẻ biến đồi hoang thành “đất vàng”

(Baohatinh.vn) - Từ vùng đồi hoang hóa, vợ chồng anh Hoàng Văn Thuận (thôn 1 Khe Giao, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng cây ăn quả, chăn nuôi… “biến” thành “đất vàng” cho thu nhập cao.

Năm 2012, sau khi kết hôn, anh Hoàng Văn Thuận (SN 1988) cùng vợ bắt tay vào khai hoang, cải tạo mảnh đất rộng 2,1ha để phát triển kinh tế vườn đồi. Những ngày đầu, anh đã gặp không ít khó khăn, nhưng không nản chí, anh cất công đi tìm hiểu kỹ thuật, lựa chọn giống cây con phù hợp đồng thời tận dụng chính sách hỗ trợ từ các cấp.

Vợ chồng trẻ biến đồi hoang thành “đất vàng”

Với diện tích 2,1ha đất đồi, vợ chồng anh đã quy hoạch trồng hơn 700 cây cam chanh, bưởi, 200 gốc mít và các loại cây ăn quả như mãng cầu, dứa...

Sau bao năm vất vả, đất đã không phụ công người, khi vùng đồi hoang hóa năm xưa nay đã là một trang trại trù phú, mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Hiện nay, với diện tích 2,1ha đất đồi, anh đã quy hoạch trồng hơn 700 cây cam chanh, bưởi, 200 gốc mít và các loại cây ăn quả như mãng cầu, dứa... Bên cạnh đó, vợ chồng anh Thuận còn kết hợp chăn nuôi bò, ong và trên 2.400 con gà. Ngoài ra, anh cũng đã mạnh dạn thử nghiệm đưa về nuôi giống bò BBB mới...

Theo đó, tổng bình quân thu nhập hàng năm đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Không những làm giàu cho bản thân, anh Thuận còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong vùng tùy theo thời vụ.

Vợ chồng trẻ biến đồi hoang thành “đất vàng”

Tổng đàn gà của gia đình anh với trên 2.400 con.

Anh Thuận chia sẻ: Gần 10 năm gắn bó với vùng đất này, dù đã có được những quả ngọt, song gia đình anh vẫn tiếp tục đầu tư, phát triển mô hình. Thời gian tới, khi thị trường đầu ra ổn định hơn sau tác động của dịch Covid-19, gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô trang trại theo hướng liên kết bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cây con, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trường”.

Vợ chồng trẻ biến đồi hoang thành “đất vàng”

Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng anh Thái đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế cho thu nhập cao

Tin liên quan:

Ủy ban MTTQ huyện Thạch Hà

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.