Tiếng Đức, tiếng Hàn có phải là ngoại ngữ bắt buộc trong bậc phổ thông?

Dư luận đang xôn xao về quyết định đưa tiếng Hàn và tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ bắt buộc trong trường học. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo ((GD-ĐT), bản chất của vấn đề không phải là như vậy.

Cụ thể, tại quyết định 712/QĐ-BGDĐT, do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1; có ghi: “Môn tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc".

Tuy nhiên, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: “Tiếng Hàn và tiếng Đức không phải môn bắt buộc. Hai môn này được dạy theo hệ 10 năm thí điểm, kể từ ngày 9/2/2021".

Theo quyết định 712/QĐ-BGDĐT, học sinh học tiếng Hàn với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.

Tiếng Đức, tiếng Hàn có phải là ngoại ngữ bắt buộc trong bậc phổ thông?

Thí điểm dạy tiếng Đức, tiếng Hàn từ lớp 3 đến lớp 12. Ảnh: TTXVN

Ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), việc dạy học tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.

Cấp THCS (lớp 6 đến lớp 9), việc dạy học tiếng Hàn tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.

Cấp THPT (từ lớp 10 đến lớp 12), giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Theo Bộ GD&ĐT, việc dạy học tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói. Khi học sinh kết thúc lớp 5 sẽ đạt bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt bậc 3.

Đối với chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức ,được dạy từ lớp 3 đến lớp 12 với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết.

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 (cấp tiểu học) học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Sau khi kết thúc giai đoạn 2 (cấp THCS), học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Sau khi kết thúc giai đoạn 3 (cấp THPT), học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Theo Lê Vân/Báo Tin tức

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.