Tìm tiếng nói chung trong giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp

(Baohatinh.vn) - Hội nghị đối thoại về cơ chế giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp là diễn đàn trang bị các kiến thức pháp luật cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, từ đó tìm ra giải pháp hạn chế phát sinh tranh chấp.

Tìm tiếng nói chung trong giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Sáng 12/9, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị đối thoại về cơ chế giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tìm tiếng nói chung trong giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: Thời gian qua, tình hình kinh tế có sự phục hồi và đạt được kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển cũng kéo theo những thách thức, vướng mắc phát sinh, trong đó có vấn đề pháp lý. Các vấn đề này nếu không giải quyết triệt để sẽ dẫn đến tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp về đầu tư. Đây là vấn đề vô cùng phức tạp.

Chính vì vậy, hội nghị là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hiểu rõ hơn quy định của pháp luật, đánh giá tình hình tranh chấp đầu tư; những tồn tại, hạn chế và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế phát sinh vụ việc tranh chấp.

Tìm tiếng nói chung trong giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp

Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Tiến Trình đề cập tới thực trạng hoạt động và sự phục hồi của các doanh nghiệp sau COVID-19.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo pháp luật Việt Nam hiện hành; một số giải pháp khuyến nghị doanh nghiệp hạn chế xảy ra tranh chấp đầu tư; thực trạng hoạt động và sự phục hồi của các doanh nghiệp sau COVID-19; trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng và những vấn đề cần lưu ý; những tranh chấp kinh doanh thường gặp và hướng giải quyết...

Trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, các đại biểu cũng đã tiến hành trao đổi, giải đáp những vấn đề liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và một số tình huống xảy ra trên thực tiễn.

Tìm tiếng nói chung trong giải quyết tranh chấp lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp

Thạc sỹ Trần Thị Tú Anh (Trường Đại học Hà Tĩnh) đề xuất cần bổ sung quy định yêu cầu các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình khi đang trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Một số ý kiến đề xuất cần bổ sung quy định thương lượng, hòa giải là một bước bắt buộc và phải được tiến hành trước khi các bên đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài; bổ sung quy định yêu cầu các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình khi đang trong quá trình giải quyết tranh chấp...

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các dự án sau khi có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án chậm tiến độ kéo dài có nguyên nhân từ phía nhà đầu tư, nhà đầu tư không có khả năng tiếp tục triển khai, cần thực hiện thủ tục, quy trình chấm dứt hoạt động dự án theo đúng quy định... Bên cạnh đó, đại biểu cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Bế mạc hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn đề nghị phòng tư pháp các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu quy định của pháp luật cũng như điều ước quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp; khi cần có thể tham vấn các chuyên gia, luật sư, người am hiểu pháp luật để từ đó hạn chế rủi ro pháp lý.

Chủ đề DOANH NHÂN HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast