Tổ tư vấn của Thủ tướng dự báo triển vọng kinh tế 2018-2020

Chiều 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

to tu van cua thu tuong du bao trien vong kinh te 2018 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đây là lần làm việc thứ hai của Thủ tướng với Tổ tư vấn, nhằm lắng nghe các thành viên đóng góp ý kiến với Chính phủ về các chính sách phát triển kinh tế, góp phần giúp Chính phủ hoạch định chính sách và điều hành kinh tế xã hội phát triển tốt hơn.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.

Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển.

Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.

Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018-2020, ở mức 6,85%.

Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.

Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.

Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.

Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.

Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.

Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.

Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.

Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.

Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018-2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.

Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.

Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.

Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.

Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.

Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…

Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Giỏ hàng hiếm cuối cùng tại “phố cổ” thành Vinh hứng trọn dòng tiền đầu tư

Giỏ hàng hiếm cuối cùng tại “phố cổ” thành Vinh hứng trọn dòng tiền đầu tư

Vincom Shophouse Diamond Legacy, dự án bất động sản hiếm - đẹp - đắt giá nhất TP Vinh (Nghệ An) đang trở thành tâm điểm săn đón của giới đầu tư. Với vị trí đắc địa, tiện ích hoàn hảo, pháp lý minh bạch và tiềm năng tăng giá mạnh mẽ, đây là cơ hội cuối cùng để sở hữu một suất đầu tư “kim cương” tại khu vực trung tâm, nơi quỹ đất không thể tái sinh.
Giá xăng dầu bật tăng

Giá xăng dầu bật tăng

Từ 15 giờ ngày 15/5, giá xăng E5 RON92 tăng 403 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 415 đồng/lít. Ngoài ra, mặt hàng dầu diesel tăng 419 đồng/lít; dầu hỏa tăng 285 đồng/lít và dầu mazut cộng 627 đồng/kg.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Thấy gì từ chỉ số PCI Hà Tĩnh năm 2024?

Thấy gì từ chỉ số PCI Hà Tĩnh năm 2024?

Trong bảng xếp hạng PCI năm 2024 vừa công bố, Hà Tĩnh đạt tổng 66,16 điểm, tăng 8 bậc trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, thứ hạng PCI hiện nay vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Hà Tĩnh được Chính phủ biểu dương về giải ngân vốn đầu tư công

Hà Tĩnh được Chính phủ biểu dương về giải ngân vốn đầu tư công

Hà Tĩnh là một trong số 7 địa phương được biểu dương vì thực hiện tốt nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công. Nội dung này được nhấn mạnh tại Thông báo số 223 về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc Tổ Công tác số 2 của Chính phủ.
Lên tiếng, hành động và tiêu dùng có trách nhiệm

Lên tiếng, hành động và tiêu dùng có trách nhiệm

Hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn gây hại đến quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Lên tiếng, hành động và tiêu dùng thông thái là trách nhiệm không của riêng ai.
Giá xăng ngày 15/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng ngày 15/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng dầu ngày 15/5 được dự báo sẽ bật tăng sau 2 phiên giảm liên tiếp, mức tăng dự kiến dao động 350-500 đồng/lít.