Nga phát triển tổ hợp phòng không độc dáo có thể chống lại “bầy UAV” tấn công / Điều ít biết về dự án tăng chủ lực Challenger 3 tương lai của quân đội Anh
Vị trí thứ nhất thuộc về tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ. Ngoài vẻ ngoài mạnh mẽ, một trong những lợi thế của F-22 Raptor là khả năng tàng hình, tốc độ di chuyển, khả năng cơ động, khả năng xử lý tình huống và hệ thống vũ khí tầm xa uy lực.
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là tiêm kích đa năng Su-35 của Nga. Theo mô tả của ấn phẩm, Su-35 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không, đồng thời tác chiến giành ưu thế trên không. Máy bay Su-35 cũng có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng mặt đất được bảo vệ bởi hệ thống vũ khí phòng không. Ngoài ra, Su-35S được trang bị pháo 30mm, có 12 điểm treo. Chúng có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách trên 400 km. Radar của Su-35S có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu. Phạm vi bay của máy bay chiến đấu trong điều kiện không cần tiếp nhiên liệu là hơn 3.500 km.
Đứng ở vị trí thứ ba là máy bay chiến đấu Dassault Rafale của Pháp. Đây là loại máy bay chiến đấu 2 động cơ do Dassault Aviation sản xuất, có khả năng thực hiện đa nhiệm vụ. Nó có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ và trên biển, trinh sát và ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân. Máy bay Rafale được phát triển cho Hải quân và Không quân Pháp. Nó dự kiến sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực của Lực lượng vũ trang Pháp đến năm 2050.
Vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng là tiêm kích F-15 Eagle huyền thoại của Mỹ. Đây là máy bay đánh chặn phản lực chính của Không quân Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Phiên bản hiện đại của F-15 có công nghệ tiên tiến, trọng tải lớn, tốc độ và tầm bay cao.
Cuối cùng, máy bay chiến đấu hai động cơ Eurofighter Typhoon của châu Âu xếp vụ trí thứ năm. Nó được phát triển bởi các tập đoàn gồm Airbus, BAE Systems và Leonardo.