TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Ngoài các chính sách về đầu tư cơ sở vật chất, TP Hà Tĩnh đề xuất tỉnh cho chủ trương thành lập trường chuyên biệt hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn.

Sáng 6/5, Ban Văn hóa - Xã hội tổ chức giám sát kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực giáo dục tại thành phố Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) Đào Thị Anh Nga chủ trì cuộc giám sát.

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Đào Thị Anh Nga chủ trì.

Theo báo cáo của UBND thành phố, hiện nay, trên địa bàn có 43 trường công lập (16 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 9 trường THCS và 3 trường THPT); 61 cơ sở ngoài công lập (10 trường mầm non, 3 trường phổ thông liên cấp; 18 trung tâm ngoại ngữ, tin học và 30 nhóm trẻ độc lập tư thục.

Hệ thống trường học được quy hoạch hợp lý, loại hình trường lớp ngày càng đa dạng. Hệ thống trường công lập có quy mô khá phù hợp, phát triển ổn định; hệ thống trường ngoài công lập phát triển nhanh, đa dạng, hình thành các cơ sở giáo dục chất lượng cao, góp phần quan trọng giảm tải ở các trường công lập, tạo được sự cạnh tranh tích cực, cùng phát triển trong hệ thống giáo dục thành phố.

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Duy Đức báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển giáo dục trong trên địa bàn thành phố.

Trong giai đoạn 2018-2022, thành phố đã bố trí hơn 150 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất trường học. Đến nay, 100% trường có đủ công trình nước sạch, 90% số trường có công trình vệ sinh đạt chuẩn, 9 trường có nhà đa chức năng, 3 trường có bể tập bơi, 16 trường có thư viện đạt chuẩn (7 thư viện xuất sắc, 6 thư viện tiên tiến), 7 trường có sân có nhân tạo.

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Bí thư Huyện ủy Vũ Quang Nguyễn Thị Hà Tân: Các chính sách phát triển giáo dục trong giai đoạn tiếp theo cần phải dựa trên sự cân đối ngân sách, đảm bảo để các nghị quyết đi vào cuộc sống.

Nhiều công trình trường học được xây dựng hiện đại như: nhà học 3 tầng 15 phòng, nhà hiệu bộ và các mục phụ trợ Trường Tiểu học Nam Hà; nhà học 3 tầng 9 phòng Trường Mầm non Thạch Linh; nhà học 3 tầng 18 phòng Trường THCS Nguyễn Du...

Toàn ngành có 37 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, 27 trường đạt chuẩn mức 2, 10 trường đạt chuẩn mức 1.

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần: Về đề án xây dựng thí điểm Trường Lê Văn Thiêm tự chủ chất lượng cao cần sớm đánh giá một cách khách quan, minh bạch nguồn thu; có chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng học sinh khó khăn, học giỏi.

Về bộ máy giáo dục, đến nay, đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu ở các bộ môn, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao.

Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn tiếp tục dẫn đầu tuyệt đối toàn tỉnh. Bên cạnh các môn văn hóa, nhiều học sinh tham gia và đạt thành tích cao trong các cuộc thi, sân chơi tự nguyện các cấp: Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, KHKT dành cho học sinh trung học; “Tìm kiếm tài năng toán học trẻ”, “Tin học trẻ”, “Olympic tiếng Anh qua mạng Internet”, tài năng tiếng Anh quốc gia, Trạng nguyên Tiếng Anh, Trạng nguyên Tiếng Việt...

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Thầy giáo Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Đề nghị thành phố sớm có đề xuất bằng văn bản về việc thành lập trường chuyên biệt hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố.

Cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành các cấp trên địa bàn thành phố đã quan tâm, chỉ đạo cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh một cách nghiêm túc, bài bản và có hiệu quả cao.

Qua buổi làm việc, TP Hà Tĩnh đề xuất HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ thêm các nguồn kinh phí từ các chương trình, mục tiêu phát triển, các dự án, đề án để tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất trường học, nhất là trường sáp nhập, trường ở các vùng khó khăn; có kế hoạch đảm bảo đủ số lượng, tỷ lệ, cơ cấu giáo viên cho các đơn vị, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; xem xét hỗ trợ các địa phương, đơn vị đảm bảo các thiết bị dạy học... Đặc biệt, đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương thành lập trường chuyên biệt hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố.

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Hiếu: Đề nghị tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ địa phương về các chính sách, cơ chế nhằm đáp ứng yêu cầu trường học hiện đại, thông minh giai đoạn 2021-2026 của thành phố.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đề nghị thành phố làm rõ tổng số giáo viên tiếng Anh trên địa bàn thuộc quyền quản lý; tỷ lệ giáo viên thi lấy các chứng chỉ chuẩn quốc tế so với yêu cầu; nguyên nhân một số chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 và Nghị quyết số 152/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 về sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị quyết số của HĐND tỉnh về “Phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” đạt thấp; vấn đề về tự chủ tài chính; các chính sách hỗ trợ các trường học ngoài công lập...

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga đánh giá cao công tác giáo dục TP Hà Tĩnh trong thời gian qua, đặc biệt là đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, huy động nguồn lực xã hội hóa, linh hoạt trong công tác đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh đề nghị thành phố tiếp tục có rà soát, đánh giá một cách sâu sát các chính sách về giáo dục trong thời gian qua, tiếp tục đề xuất, tham mưu HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết, chính sách về phát triển giáo dục đi vào thực tế trong thời gian tới.

Về các kiến nghị của địa phương, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh sẽ tổng hợp và làm việc với các sở, ngành liên quan để có giải pháp, xây dựng chính sách phù hợp trong thời gian tới.

Trước khi làm việc với UBND thành phố, đoàn giám sát đã đi khảo sát thực tế tại một số trường học trên địa bàn.

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng đoàn kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường Tiểu học Tân Giang. (Ảnh: Lưu Thành)

TP Hà Tĩnh đề nghị bổ sung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học chuyên biệt

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) Đào Thị Anh Nga cùng đoàn khảo sát tại Trường Phổ thông Liên cấp Albert Einstein Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.