Triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ phát triển KT-XH Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng yêu cầu các cấp, ngành triển khai quyết liệt các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ về KT-XH đảm bảo thực chất.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ phát triển KT-XH Hà Tĩnh

Sáng 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà chủ trì phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình KT-XH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng; Thượng tá Nguyễn Xuân Thắng - UVBTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự.

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, KT-XH 4 tháng đầu năm nhìn chung giữ xu hướng phục hồi, một số lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận.

Sản xuất lúa vụ xuân bảo đảm tiến độ, cơ cấu giống. Phong trào dồn điền, đổi thửa, tập trung tích tụ ruộng đất và các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ được đẩy mạnh.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ phát triển KT-XH Hà Tĩnh

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà báo cáo tình hình KT-XH 4 tháng đầu năm 2023.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt gần 18.800 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm nay, toàn tỉnh đón trên 390.000 lượt khách, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng thu ngân sách đến ngày 5/5 đạt 6.139 tỷ đồng, đạt 32% dự toán và bằng 88% cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 30/4, vốn đầu tư công trên địa bàn giải ngân đạt 1.192/8.425 tỷ đồng, bằng 14,7% kế hoạch.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội được chú trọng và có nhiều khởi sắc. Hà Tĩnh có 6 vận động viên đang tham gia thi đấu tại SEA Games 32, đến nay đã giành được 1 huy chương vàng. Giáo dục mũi nhọn đạt thành tích xuất sắc, có 2 học sinh được tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế.

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; an sinh xã hội; giải quyết việc làm cho lao động được duy trì hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, không để xảy ra các điểm nóng. Hoạt động đối ngoại được tăng cường.

Kết quả công bố các chỉ số cấp tỉnh năm 2022, Hà Tĩnh xếp thứ 18 toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tăng 9 bậc so với năm 2021; thứ 28 về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index); thứ 7 về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS); thứ 8 về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ phát triển KT-XH Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Ngô Xuân Ninh báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, công tác quản lý rừng trên địa bàn.

Trong những tháng đầu năm, tỉnh cũng đã tập trung các nhiệm vụ trọng tâm như: chuẩn bị cho Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư năm 2023; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh; đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp trọng điểm; xây dựng nông thôn mới; khai trương mùa du lịch biển và nhiều hoạt động xúc tiến du lịch…

Bên cạnh đó, một số lĩnh vực sản xuất vẫn gặp khó khăn, thách thức. Sản xuất công nghiệp vẫn chưa đạt được sự phục hồi hoàn toàn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 4 tháng giảm 0,83% so với cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Trong 4 tháng có 402 doanh nghiệp thành lập mới (giảm 13%); 160 doanh nghiệp hoạt động trở lại (giảm 21%); 327 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 37%); 80 doanh nghiệp giải thể (tăng 57%).

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ phát triển KT-XH Hà Tĩnh

Giám đốc Sở TN&MT Lê Ngọc Huấn giải trình một số nội dung liên quan hoạt động khai thác đất, cát xây dựng.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung đánh giá các kết quả đạt được; phân tích tồn tại, khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án lớn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng nông thôn mới, công tác thu ngân sách, công tác quản lý giá vật liệu xây dựng, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng ghi nhận một số kết quả tích cực và những nỗ lực của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành địa phương trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân những hạn chế trong nhiều lĩnh vực; các vấn đề còn tồn đọng cần khắc phục.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ phát triển KT-XH Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu tại phiên họp.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp, ngành tiếp tục rà soát, triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra; tổ chức đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ KT-XH đảm bảo thực chất.

Các địa phương, đơn vị tập trung phục hồi sản xuất công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp trọng điểm; đánh giá kết quả bước đầu mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm, tham mưu xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn giai đoạn 2023 - 2025; tiếp tục tập trung cao chỉ đạo thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; khẩn trương hoàn thiện đề án và nghị quyết về phát triển văn hóa.

Triển khai thường xuyên nhiệm vụ chuyển đổi số trên các lĩnh vực; kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; quan tâm xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng cho người già, hoạt động vui chơi, giải trí cho Nhân dân; chú ý xử lý các trụ sở dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính; xử lý các vụ việc tồn đọng; tập trung cao cho công tác tổ chức để hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư đảm bảo hiệu quả, thiết thực, sau hội nghị phải xây dựng kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quy hoạch tỉnh.

Phiên họp sẽ tiếp tục trong chiều nay (8/5).

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.