"Trống Đan Tràng, đục chàng Đan Phổ"

(Baohatinh.vn) - Người dân xóm Phổ Trường (nay gọi là thôn 7), xã Xuân Phổ, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) luôn tự hào về nghề mộc truyền thống mà cha ông để lại. Trải qua những thăng trầm, làng nghề đã được công nhận nghề truyền thống. Nghề mộc Phổ Trường có sức sống bền bỉ cùng thời gian, là nghề giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống ngày càng ấm no, đủ đầy và vươn lên làm giàu.

Được hình thành trên đất Xuân Phổ từ rất sớm - vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, nghề mộc đã có những nghệ nhân nổi tiếng về chạm trổ, đóng đồ mướp, đóng thùng vận như: cố Phớt Mơn ở Phổ An; cố Nhung Lộc ở Phổ Bình; cố Nhoan ở Phổ Hòa và sau nữa là cố Tấn ở Phổ Trường; cố Khởi ở Phổ Bình... Từ đó, đã xuất hiện câu phương ngôn “... trống Đan Tràng (nay là xã Xuân Trường), đục chàng Đan Phổ (xã Xuân Phổ)”.

Năm 1978, xã Xuân Phổ thành lập HTX thủ công nghiệp sản xuất hàng mộc dân dụng lấy tên là HTX Tân Tiến để gom lao động làm nghề tập trung. Đến khoảng năm 1990, do điều kiện sản xuất, kinh doanh theo mô hình HTX không phù hợp nên HTX đã giải thể. Số lao động được chia ra từng nhóm nhỏ tiếp tục duy trì nghề truyền thống, hầu hết được tổ chức tại các hộ gia đình và các tổ hợp đi làm công ở khắp các địa phương trong, ngoài tỉnh.

Nghề mộc ở Phổ Trường được duy trì và phát triển đến nay đã trên 50 năm. Từ chỗ trong làng chỉ có vài ba người tham gia, cha truyền con nối, đến nay đã trở thành một làng nghề truyền thống.

Toàn thôn hiện có 43 lao động làm nghề mộc, trên 30% hộ tham gia sản xuất hàng mộc dân dụng, cao cấp.

Các công đoạn sản xuất chủ yếu như: xử lý gỗ nguyên liệu, xẻ, khoan, cưa, đục, tiện, phay, bào, đáng bóng, phun sơn, ép gỗ... trước đây đều phải làm bằng tay thì đến nay đã được thay thế bằng hệ thống máy móc hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động.

Từ khi phát triển nghề truyền thống, đến nay, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 23 triệu đồng/năm, 100% lao động đều có việc làm ổn định.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói