(Baohatinh.vn) - Sau 3 tháng đào tạo, 35 học viên đã hoàn thành chương trình và được Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh trao chứng chỉ sơ cấp nghề điện dân dụng.
Sáng 16/8, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức Hà Tĩnh tổ chức bế giảng lớp sơ cấp nghề điện dân dụng.
Lớp sơ cấp nghề điện dân dụng do Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức Hà Tĩnh tổ chức tuyển sinh và đào tạo từ tháng 4/2024. Đây là lớp đào tạo nghề được Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Đấu tranh phòng, chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh tài trợ thông qua Tổ chức di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Sau 3 tháng đào tạo, 35 học viên đã được truyền đạt kiến thức, các kỹ năng nghề; kiến thức cơ bản về lĩnh vực an toàn điện, vật liệu điện, khí cụ điện, thiết bị điện gia dụng… Ngoài ra, học viên cũng được cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường lao động đối với nghề điện dân dụng.
Kết thúc lớp đào tạo, 35 học viên đủ điều kiện để Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức Hà Tĩnh cấp chứng chỉ sơ cấp nghề điện dân dụng và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Những tháng cuối năm 2024, người lao động ở các doanh nghiệp may trên địa bàn Hà Tĩnh rất phấn khởi vì đơn hàng nhiều, việc làm, thu nhập và các chế độ khác được đảm bảo.
Nếu đề xuất của Bộ LĐ-TBXH được thông qua, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 nhiều hơn 2 ngày so với năm 2023 và năm 2024.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên được bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng; hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Lớp học kỹ thuật chăn nuôi gà được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
200 mô hình sinh kế trị giá 700 triệu đồng đã được Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II và Hội LHPN thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trao tặng các hội viên hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Các lớp đào tạo nghề và hỗ trợ mô hình sinh kế giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, tạo sinh kế, việc làm và giảm nghèo bền vững.
Vượt qua lầm lỗi của tuổi trẻ, anh Nguyễn Kim Quang (SN 1993, thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã nỗ lực vươn lên, phát triển mô hình kinh tế mang lại hiệu quả.
Với chủ trương “trao cần câu, không trao con cá”, các lớp dạy nghề huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai đã giúp nhiều hộ dân khó khăn nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định giải thể Trường Trung cấp nghề Việt Nhật, thuộc Viện Quản trị doanh nghiệp (Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam).
Ý định thư về hợp tác trong tuyển dụng những tài năng trẻ Việt Nam đánh dấu một bước tiến khả thi trong thu hút các chuyên gia có trình độ cao và tăng cường quan hệ kinh tế giữa Việt Nam-Đức.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện nay giáo dục nghề nghiệp cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp và trên 80% học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay.
Doanh nghiệp và công đoàn các cấp ở khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) ngày càng quan tâm, chăm lo, đảm bảo quyền lợi của lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển chung của đơn vị.
Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm giúp người dân nắm bắt thông tin về thị trường lao động để lựa chọn cơ hội làm việc phù hợp.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.
Hội thi “Tay nghề Điện lực Dầu khí” tại Hà Tĩnh không chỉ giúp các thí sinh rèn giũa kỹ năng nghề nghiệp mà còn là một kênh đánh giá nhân lực của doanh nghiệp.
Mô hình hỗ trợ sinh kế của địa phương đã tạo động lực giúp anh Nguyễn Văn Đấu ở Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vượt qua thời điểm khó khăn, vươn lên thoát nghèo.