Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp tục phấn đấu trở thành địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực uy tín

(Baohatinh.vn) - Kết quả của đợt khảo sát chính thức là kênh thông tin quan trọng để người học tham khảo; để xã hội và nhà tuyển dụng nhìn nhận, khẳng định chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh.

z5771824277252_babe62b1ac4605f6aeb95c44c2cfdbf0.jpg
Đại biểu tham dự buổi lễ

Sáng 27/8, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hà Tĩnh, Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (KĐCLGD - ĐHQGHN) và đoàn chuyên gia đánh giá ngoài phối hợp tổ chức bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục Trường Đại học Hà Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng dự.

Sau gần 5 ngày (từ ngày 23 đến 27/8/2024) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã kết thúc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài Trường Đại học Hà Tĩnh.

Trong đợt khảo sát chính thức, đoàn đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ minh chứng trên 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí; làm việc trực tiếp với cán bộ phụ trách các mảng công tác của Trường Đại học Hà Tĩnh. Đồng thời, tổ chức phỏng vấn, lấy ý kiến của các nhóm đối tượng khác nhau; tổ chức các đoàn khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thực hành, thí nghiệm, phục vụ công tác đào tạo và các hoạt động khác.

Theo đánh giá sơ bộ của đoàn chuyên gia, Trường Đại học Hà Tĩnh là trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng với các bậc học và loại hình đào tạo đa dạng, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đồng thời, đóng vai trò là trung tâm giao lưu văn hóa và thúc đẩy tình hữu nghị quốc tế…

ảnh 2x.jpg
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức - nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng đoàn chuyên gia đánh giá ngoài trình bày báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát chính thức.

Qua đợt khảo sát chính thức, một số điểm mạnh được đoàn chuyên gia nêu rõ như: Đề án tuyển sinh hằng năm, phương thức, quy trình, tiêu chí, chỉ tiêu rõ ràng theo quy định; đội ngũ cán bộ giảng viên ở độ tuổi “vàng”, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, gắn bó; phương pháp dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra, áp dụng các hình thức, phương pháp dạy học hiện đại (lớp học đảo ngược, truy vấn, dạy học dựa vào trường hợp…)

Tuy nhiên, có một số điểm còn hạn chế như: chương trình đào tạo chưa tương thích với điểm xuất phát, cách tuyển sinh và đào tạo còn truyền thống, chưa có điểm nhấn, khó nhận diện thương hiệu, truyền cảm hứng…

Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã đưa ra một số khuyến nghị về chiến lược đào tạo và kế hoạch phát triển của nhà trường; chính sách, quy định thu hút các nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực và nghiên cứu khoa học của sinh viên; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hoạt động khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ và hợp tác quốc tế… Bên cạnh đó, đoàn đưa ra một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ...; phát huy tiềm năng nội lực của cán bộ, giảng viên; liên ngành, liên kết với các nhà đầu tư…

ảnh 3x.jpg
Tiến sĩ Đoàn Hoài Sơn - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá Trường Đại học Hà Tĩnh phát biểu tại lễ bế mạc.

Trong khuôn khổ buổi lễ bế mạc, Tiến sĩ Đoàn Hoài Sơn - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá Trường Đại học Hà Tĩnh đã bày tỏ sự cảm ơn tới Trung tâm KĐCLGD - ĐHQGHN, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã đồng hành, hỗ trợ nhà trường trong công tác KĐCLGD; tin tưởng rằng, với tính công minh và phương pháp làm việc chuyên nghiệp của các chuyên gia sẽ giúp nhà trường phát huy các thế mạnh, khắc phục những điểm còn tồn tại và tìm ra những giải pháp thực tiễn nhất để tiếp tục khẳng định giá trị.

ảnh 4x.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị, qua đợt khảo sát này, Trường Đại học Hà Tĩnh cần nhìn nhận một cách khách quan các kết quả đã đạt được cũng như hạn chế đã được chỉ ra để tiếp tục phát huy và khắc phục khó khăn. Đồng thời, ngoài việc đào tạo sinh viên Hà Tĩnh cần có cách thức thu hút sinh viên ngoài tỉnh và sinh viên Lào.

Quan tâm đến các tiêu chí để thực hiện Đề án phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trường đại học thành viên của ĐHQGHN. Nhà trường cần hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo sinh viên, quan tâm đầu ra cho các em, đưa Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực uy tín của tỉnh…

ảnh 5x.jpg
Đại diện Trung tâm KĐCLGD- ĐHQGHN, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và Trường Đại học Hà Tĩnh ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.