(Baohatinh.vn) - Người dân thị trấn Phố Châu - Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang thực sự băn khoăn, lo lắng về tình trạng lãng phí, xuống cấp, mất an toàn của Trường THPT Hương Sơn (cũ).
Tình trạng xuống cấp, hoang tàn, lãng phí ở địa điểm cũ của Trường THPT Hương Sơn...
Sau 3 năm chuyển về địa điểm mới, Trường THPT Hương Sơn cũ, thuộc tổ dân phố 8, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn đang bị bỏ hoang. Do mặt bằng rộng, không có người vào ra và không được trông coi, bảo vệ cẩn thận nên người dân lo lắng về nguy cơ trở thành điểm phát sinh các tệ nạn xã hội. Đặc biệt là các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn có thể biến nơi đây thành địa điểm hút chích "lý tưởng"...
Kính vỡ, cửa sổ rơi rớt hoặc treo lủng lẳng, tường loang lổ... là những hình ảnh bao trùm các dãy phòng học ở Trường THPT Hương Sơn (cũ)
Người dân cũng đang lo lắng về mức độ an toàn của công trình này, nhất là trong mùa mưa bão. Do trường học đã chuyển về cơ sở mới nhiều năm nên cơ sở hạ tầng ở đây không được dọn dẹp, tu sửa, khiến ngày càng xuống cấp. Các hạng mục làm bằng gương kính đã bị vỡ, hệ thống cửa bằng gỗ mục nát rơi rớt khắp nơi hoặc treo lủng lẳng. Tường thì bong tróc chuyển màu, mái ngày càng xập xệ. Cổng trường cỏ mọc um tùm, ao bèo nhếch nhác, khuôn viên trường ẩm thấp, hoang tàn...
Đường vào cổng trường nay cây, cỏ mọc um tùm
Ngoài ra, nhiều người còn bày tỏ tiếc nuối về sự lãng phí. Đây là nơi có vị trí khá đắc địa, rộng lớn, bằng phẳng, nằm gần quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh và các trục tuyến giao thông huyết mạch nội vùng khác nên có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác có hiệu quả...
Trước thực trạng đó, thiết nghĩ, các đơn vị, địa phương liên quan cần quản lý tốt để đảm bảo ANTT và sớm có phương án cải tạo, sử dụng vào mục đích khác, tránh lãng phí tài sản, đất đai.
Sông Đập Đình là nơi xả thải nước sinh hoạt, chăn nuôi... nhưng cũng chính con sông này lại là nơi cấp nước sinh hoạt cho 147 hộ dân thôn Đồng Kim, xã Trung Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Sông Quèn bị bồi lắng, hệ thống cống và đập tràn trên sông xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến thoát lũ và cung cấp nước phục vụ sản xuất của các xã phía Nam Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Sau gần 10 năm bỏ hoang, trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trong tình trạng cỏ dại mọc um tùm, cơ sở hạ tầng đổ nát.
Các hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng Hà Lầm, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gặp nhiều khó khăn do điện thiếu ổn định, mất an toàn và giá cao.
Nhiều tấm chắn rác bị mất, miệng cống không nắp đậy tại các tuyến đường trung tâm của thị trấn Lộc Hà (Hà Tĩnh) làm giảm khả năng thoát nước, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Nhiều vị trí trên Quốc lộ 281 đoạn qua huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị sạt lở, gây ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt của người dân nên cần sớm khắc phục.
Sau đợt mưa lớn kéo dài, trên tuyến QL8 (đoạn từ Km 72+00 - Km82+00 QL8) lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có gần 20 điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.
Dọc theo tuyến kênh chính Kẻ Gỗ thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có nhiều cây cầu không có lan can hoặc lan can hư hỏng nặng, gây bất an cho người đi đường.
Những ngày mưa lũ vừa qua, rất nhiều phụ huynh tại Hà Tĩnh đã điều khiển xe, thậm chí xe ô tô vào tận sân trường để đón con, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn.
Công trình Phòng khám Đa khoa khu vực phía Bắc Kỳ Anh (Hà Tĩnh) dừng hoạt động và bỏ hoang từ năm 2014 đến nay gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường ở địa phương.
Nhiều người khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy trên tuyến đường tỉnh 549 (Lộc Hà - Hà Tĩnh) đã "quên" đội mũ bảo hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn giao thông.
Dọc tuyến đường Hoa - Mỹ và đường ĐT 547 trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhiều nắp mương thoát nước đã “bốc hơi”, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Sau tích tụ ruộng đất, hàng chục ngàn m3 đất dôi dư đang tồn đọng trên các cánh đồng tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân.
Nhiều người dân đã vô tư đỗ xe giữa lòng đường trước khu vực chợ xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gây nên tình trạng ách tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Việc đóng cọc nuôi hàu trái phép trên sông Rác đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khiến lòng sông bị thu hẹp, ảnh hưởng đến dòng chảy và quá trình di chuyển của tàu thuyền.
Cứ đến mùa mưa lũ, 19 hộ dân ở thôn 1, xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sinh sống dưới chân rú Chùa - thuộc dãy núi Hồng Lĩnh lại thấp thỏm vì nỗi lo sạt lở đất.
Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.
Đập Mạc Khê có trữ lượng hàng chục triệu mét khối nước nhưng nhiều diện tích ở các xã: Kỳ Giang, Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn thiếu nước tưới do hệ thống kênh dẫn bị xuống cấp.
Xung quanh khu vực âu thuyền Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) có nhiều tàu, thuyền hư hỏng bị vứt bỏ, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, cản trở tàu thuyền ra vào neo đậu.
Bờ kênh phía sau cầu Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân ở đây luôn trong tình trạng bất an, lo lắng trước mùa mưa lũ.