Quân đội Uganda cho biết 219 tù nhân tại trại giam Karamoja đã khống chế lính gác và bỏ trốn, mang theo ít nhất 15 khẩu súng, 20 băng đạn và nhiều vũ khí khác.
Binh sỹ Uganda tham gia truy bắt các tù nhân vượt ngục (Nguồn: Reuters)
Ngày 17/9, cảnh sát Uganda đã mở chiến dịch truy bắt hơn 200 tù nhân vượt ngục mang theo vũ khí nguy hiểm. Vụ việc vừa xảy ra một ngày trước đó.
Theo người phát ngôn quân đội Uganda, Thiếu tướng Flavia Byekwaso ngày 17/9 cho biết phạm nhân tại trại giam Karamoja đã khống chế lính gác và có 219 đối tượng đã trốn khỏi nơi giam giữ.
Đáng lo ngại, các phạm nhân bỏ trốn mang theo ít nhất 15 khẩu súng, 20 băng đạn và nhiều vũ khí khác đánh cắp từ kho vũ khí của trại giam. Đây là cuộc vượt ngục quy mô lớn, phức tạp do nhiều đối tượng phạm tội nguy hiểm tham gia.
Sau khi chiến dịch truy bắt được triển khai, đến nay, cơ quan chức năng đã bắt giữ được 2 đối tượng và tiêu diệt 2 đối tượng khác.
Công tác truy bắt tội phạm gặp nhiều khó khăn hơn khi một số đối tượng mang theo vũ khí và lợi dụng đêm tối lẩn trốn theo nhiều hướng khác nhau.
Đây là vụ trốn tù lần thứ 3 xảy ra tại Uganda kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát hồi tháng 3 ở nước này với nguy cơ lây nhiễm giữa các phạm nhân.
Uganda ghi nhận ít nhất 3 trường hợp lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại các nhà tù.
Theo Cục trại giam Uganda, tính đến tháng 8, số tù nhân tại Uganda đã tăng thêm 10%, lên tổng số 65.000 người do nhiều người đã chống đối các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 như lệnh hạn chế di chuyển và lệnh giới nghiêm.
Karamoja là khu vực núi hẻo lánh phía Đông Bắc Uganda, sát biên giới với Kenya. Đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản, kém an ninh do tập trung nhiều đối tượng liều lĩnh khai thác khoáng sản trái phép.
Theo kế hoạch, các học viên của Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, nếu không thể quay lại Mỹ, sẽ được phép theo học chương trình trao đổi tại Trường Munk thuộc Đại học Toronto của Canada.
Theo thông báo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ, các điều tra viên đã thực hiện quá trình trích xuất dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và hộp ghi dữ liệu hành trình của máy bay.
Tướng Ali Shadmani, người đứng đầu trung tâm chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã tử vong sau các cuộc không kích do Israel tiến hành.
Cuộc xung đột đã cắt đứt các đường bay chính đến những trung tâm hàng không vốn có sức chống chịu tốt như Dubai, nơi có sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới, và thủ đô Doha của Qatar.
Ngoại trưởng Iran cho biết chiến dịch quân sự của lực lượng vũ trang hùng mạnh nước này nhằm trừng phạt Israel vì hành động gây hấn đã tiếp diễn cho đến phút cuối cùng, lúc 4 giờ sáng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran đã được thống nhất và sẽ chính thức có hiệu lực vào lúc 7h00 sáng theo giờ Israel (tức 11h theo giờ Hà Nội).
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động tấn công Iran là vô căn cứ và không thể biện minh, đồng thời khẳng định thiện chí "thực hiện các nỗ lực nhằm hỗ trợ nhân dân Iran."
Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã huy động 125 máy bay quân sự trong chiến dịch Búa Đêm, thả 14 quả bom xuyên phá hầm xuống căn cứ hạt nhân quan trọng của Iran.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran đã giao phó việc bảo vệ ông cho nhóm vệ sỹ được tuyển chọn kỹ lưỡng giữa lúc có lo ngại cho rằng tình báo Israel đã thâm nhập sâu vào bộ máy chính quyền.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố đóng vĩnh viễn hai cửa khẩu biên giới với Thái Lan, nhằm đáp trả việc quân đội Thái nhiều lần đơn phương đóng cửa biên giới giữa hai nước.
Ông Trump ra lệnh tập kích ba cơ sở hạt nhân Iran do các đòn tập kích của Israel dường như không gây thiệt hại đủ nặng, cũng như nhằm ép Tehran đàm phán.