Ukraine kiểm soát 28 khu định cư của Liên bang Nga

Quyền Thống đốc tỉnh Kursk ngày 12/8 cho biết Ukraine đã kiểm soát 28 khu định cư ở tỉnh biên giới này và các lực lượng của Kiev đã tiến sâu 12 km vào lãnh thổ của Liên bang Nga trong một cuộc tấn công bắt đầu vào hôm 6/8.

Theo hãng tin Reuters, báo cáo Tổng thống Vladimir Putin và các thành viên Hội đồng An ninh hôm 12/8, quyền Thống đốc tỉnh Kursk, ông Alexei Smirnov cho biết tình hình ở tỉnh Kursk hiện nay rất khó khăn.

Xe tải quân sự Ukraine chở pháo tự hành 2S7 Pion cùng binh sĩ ở tỉnh Sumy giáp biên giới Nga hôm 11/8. Ảnh: AFP
Xe tải quân sự Ukraine chở pháo tự hành 2S7 Pion cùng binh sĩ ở tỉnh Sumy giáp biên giới Nga hôm 11/8. Ảnh: AFP

Ông Smirnov cho biết Ukraine đã giành quyền kiểm soát 28 khu định cư ở Kursk và xâm nhập sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga là 12 km với chiều rộng dọc theo mặt trận là 40 km.

Giao tranh tại tỉnh Kursk tới nay, theo ông Smirnov, đã khiến 12 thường dân thiệt mạng, 121 người bị thương, trong đó có 10 trẻ em.

Ngày 6/8, theo giờ Việt Nam, Ukraine đã tăng cường pháo kích, sau đó là triển khai tấn công trên bộ với sự hỗ trợ của xe tăng và xe bọc thép nhằm vào tỉnh Kursk của Liên bang Nga.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đã tiến hành một nỗ lực xâm nhập vào tỉnh Kursk cùng với lưu ý rằng họ đã di chuyển lực lượng dự bị đến biên giới và đang "tấn công quân đội Ukraine từ trên không".

Sau đó, Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga đã tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp ở Kursk và vào ngày 10/8, hãng thông tấn TASS đưa tin Ủy ban Chống khủng bố quốc gia Liên bang Nga đã áp đặt các biện pháp chống khủng bố tại 3 tỉnh giáp giới Ukraine gồm Kursk, Bryansk và Belgorod trước "hành động gây bất ổn chưa từng thấy của Kiev".

Theo TASS, để đảm bảo an toàn cho người dân và ngăn chặn mối đe dọa của các hành vi có thể được thực hiện bởi các đơn vị phá hoại và trinh sát của Ukraine, Chủ tịch Ủy ban Chống khủng bố quốc gia kiêm Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga Alexander Bortnikov đã quyết định tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại các vùng Belgorod, Bryansk và Kursk, bắt đầu từ ngày 9/8.

Với việc tiến hành hoạt động chống khủng bố, chính quyền có thể tái bố trí người dân đến nơi an toàn, kiểm soát liên lạc, trưng dụng phương tiện, cho ngừng các hoạt động sản xuất liên quan vật liệu độc hại, ngắt kết nối Internet và các liên lạc di động khác…

Vào ngày 11/8, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng Moskva đã ngăn chặn nỗ lực đột phá của các lực lượng của Ukraine gần các khu định cư Tolpino và Obshchii Kolodez ở tỉnh Kursk, lần lượt cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 25 và 30 km.

Đài BBC của Anh gọi đó là sự thừa nhận gián tiếp rằng Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tiến sâu vào tỉnh biên giới Kursk của Liên bang Nga.

Một đoạn video được công bố trực tuyến và được đài BBC xác nhận cũng cho thấy các lực lượng Liên bang Nga đã thực hiện đòn tấn công ở gần làng Levshinka, cách biên giới với Ukraine khoảng 25 km.

Hiện nay, giao tranh ở Kursk vẫn diễn ra và Ukraine chưa có dấu hiệu rút quân.

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.