Ươm những mầm xanh

(Baohatinh.vn) - Kiên nhẫn, chịu khó, biết vun vén, chăm lo cho sự phát triển, đó là những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt Nam và cũng chính là linh hồn cho mọi phong trào hoạt động của phụ nữ Hà Tĩnh. Như những cánh én nhỏ, từ đôi bàn tay của mình, những người phụ nữ Hà Tĩnh đã cùng “dệt” nên những mùa xuân xanh tươi.

uom nhung mam xanh

Trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh nghèo Hà Tĩnh

1. Từ một chi hội trưởng phụ nữ xóm, chị Nguyễn Thị Nhàn (thôn Bắc Văn, xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên) đã trở thành điển hình tuyên truyền về xây dựng NTM trong toàn tỉnh. Chị đi đến đâu, mô hình “Ươm mầm xanh” nẩy mầm đến đó.

Chị Nhàn cho biết: “Trăn trở với câu hỏi làm thế nào để hiện thực hóa phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, tôi nảy ra ý tưởng thành lập các tổ “Nhà sạch, vườn đẹp”. Tổ thí điểm ban đầu gồm 7 thành viên đã mở chiến dịch 21 ngày liên tục cải tạo vườn cho các thành viên, sau đó, lần lượt giúp các gia đình khác. Sau này, tổ được đổi tên thành “Ươm mầm xanh” và được nhân rộng trong tất cả chi hội phụ nữ xã Cẩm Lạc, trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, là điển hình cho nhiều địa phương chia sẻ kinh nghiệm và học tập, nhân rộng.

2. Cách đây chưa lâu, tôi tham dự các buổi lễ trao nhà tình nghĩa cho 4 hội viên của Hội LHPN Lộc Hà. 4 gia đình được trao “Mái ấm tình thương” là chị Phan Thị Hải (Thạch Mỹ), anh Nguyễn Trọng Tụy (An Lộc), ông Trần Trọng Ân (Hồng Lộc) và gia đình chị Nguyễn Thị Phương (Tân Lộc) đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngôi nhà kiên cố sẽ mãi mãi chỉ là niềm mơ ước nếu không có sự chung tay của các cấp hội phụ nữ. Chủ tịch Hội LHPN Lộc Hà Hoàng Thị Quỳnh Oanh chia sẻ: “Tổ chức Đông Tây hội ngộ quyết định tài trợ 53 triệu đồng/nhà, là động lực để tổ chức hội kêu gọi các nguồn lực khác và vận động anh em, bà con xóm làng. Nhờ đó, 4 ngôi nhà đã hoàn thành với tổng trị giá từ 150 – 170 triệu đồng/nhà”.

3. Tại huyện Hương Khê, một số chị em ban đầu chỉ 2 bàn tay trắng, sau khi tham gia thành viên Quỹ Phát triển phụ nữ đã vươn lên trở thành các hộ trung bình ở địa phương. Điển hình như gia đình chị Phan Thị Vân (xã Phúc Đồng) vay 30 triệu đồng (năm 2015) để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả trên diện tích 9 sào đất. Sau hơn 1 năm phấn đấu dành dụm, hiện tại, lứa lợn đầu tiên đã xuất chuồng với số lãi thu được 75 triệu đồng. Đây là một trong những mô hình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập mà Hội Phụ nữ Hương Khê nói riêng, hội phụ nữ các cấp trong toàn tỉnh thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua.

uom nhung mam xanh

Mô hình nhà sạch, vườn đẹp của chị Nguyễn Thị Tuyết (thôn Đồng Bàu, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên).

4. Cuối năm 2016, xã Thạch Đài (Thạch Hà) và Kỳ Châu (Kỳ Anh) về đích NTM. Ngoài nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, còn có sự góp sức của những cán bộ, hội viên phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở để hoàn thành các tiêu chí chương trình NTM. Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đài (Thạch Hà) Dương Văn Hải cho biết: Chung sức hỗ trợ xã về đích NTM trước 1 năm so với đăng ký, Hội Phụ nữ tỉnh đã giúp đỡ làm nhà ở cho hội viên nghèo, hỗ trợ hội viên xây dựng thêm tổ liên kết chăn nuôi lợn và bò… Đặc biệt là Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn gắn với xây dựng NTM, nâng cao nhận thức cho nhân dân, phát động sôi nổi phong trào xây dựng “nhà sạch, vườn đẹp”, tạo đà cho địa phương xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh Dương Thị Hằng cho biết, những kết quả của cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” sẽ được nhân lên một cách rộng khắp, hiệu quả hơn với sự vào cuộc của các cấp hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở trong thời gian tới. Cùng đó, Hội Phụ nữ cũng sẽ tập trung các giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong việc xây dựng, bảo vệ môi trường sống; quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng văn hóa ứng xử trong cộng đồng nông thôn. Những “tiêu chí mềm” nhưng lại hết sức quan trọng trong thực hiện xây dựng NTM này sẽ được toàn thể cán bộ, hội viên trên toàn tỉnh cùng vào cuộc với sự tận tâm, đảm đang, kiên trì và khéo léo của bàn tay người phụ nữ...

Đọc thêm

 Xanh thắm đôi bờ Bến Hải

Xanh thắm đôi bờ Bến Hải

Những ngày đầu hạ, chúng tôi về với Quảng Trị, nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt 2 miền Nam - Bắc, nơi chí căm thù, sức mạnh quật khởi của quân và dân ta đã làm nên những chiến công lẫy lừng.
Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Theo quy định, buôn bán thuốc chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh thuốc tây ở Hà Tĩnh lại không giấy phép, không bán thuốc theo đơn...
Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.