(Baohatinh.vn) - Phiên họp thứ 40 diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/12. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
Sáng nay (10/12), tại phòng họp Tân Trào Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về những nội dung sau:
Về công tác xây dựng pháp luật: Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ: Xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình; xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xem xét, thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng; cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh; cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Về công tác giám sát: Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 11/2024 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 10/2024).
Về quyết định các vấn đề quan trọng: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ: xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách, bao gồm: việc bổ sung dự toán chi thường xuyên cho Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam năm 2024; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; bổ sung dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024; phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2024 kinh phí xử lý bù giá trong bao tiêu sản phẩm dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn; bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học, công nghệ của ngân sách trung ương năm 2024;
Đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2024; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội; Xem xét, quyết định việc giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; xem xét, quyết định mức chi phí tổ chức và hoạt động quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025-2027.
Cùng với đó, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Lấy phiếu khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân các xã, thị trấn ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhằm đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan Nhà nước.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 05, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, dữ liệu số trên địa bàn Hà Tĩnh đã được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bộ Công thương có chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường; nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh, sẽ có một số phường điều chỉnh, sáp nhập vào phường khác.
Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ.
Thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, huyện Thạch Hà đang tập trung các phần việc cho công tác sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
Với nhiều giải pháp điều hành quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền, năm 2024, thành phố Hà Tĩnh dự kiến hoàn thành đạt và vượt 25/26 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cử tri Hương Sơn kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh các nội dung như: nâng cấp một số tuyến đường, có thêm chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nâng cao; đầu tư phát triển KKT Cầu Treo...
Chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác trên kênh nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Singapore.
Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tham gia thảo luận về dự án Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đề nghị soát xét kỹ các quy định, bảo đảm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh bầu tại Thạch Hà, Đức Thọ, Vũ Quang đã thảo luận, đề cập đến các chính sách quan trọng, liên quan đến đời sống người dân.
Tại buổi thảo luận tại Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đại biểu HĐND tỉnh đã đề cập đến các chính sách trên các lĩnh vực và kiến nghị những nội dung được cử tri quan tâm.
Ban Kinh tế - Ngân sách yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để phục vụ tốt kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh sắp tới.
HĐND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND huyện và thông qua một số tờ trình, nghị quyết quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tham gia thảo luận, ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đã góp ý hoàn thiện các nội dung quan trọng về đối tượng chịu thuế, giá tính thuế... trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hội đồng thẩm định liên ngành đề án phân loại đô thị của Bộ Xây dựng đã họp và đánh giá cao, thống nhất đề nghị công nhận thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) đạt chuẩn đô thị loại IV.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu, thời gian tới, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh lấy ý kiến Nhân dân về công nhận người hoạt động cách mạng theo quy định đối với đồng chí Đậu Quang Khánh (SN1920, quê xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân).
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định ủy quyền cho Sở TN&MT thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Phát biểu tại hội trường, ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định với những nỗ lực cải cách và đầu tư toàn diện, hệ thống tư pháp sẽ tiếp tục giữ vững vai trò là trụ cột của công lý, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến thảo luận của đại biểu để hoàn thiện tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh sắp tới