Di tích thành phế tích: Trăm năm bia đá vẫn... mòn!

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta, nhiều di tích, vì nhiều lý do, đã mai một và trở thành… phế tích. Bấy nhiêu phế tích cũng có nghĩa là bấy nhiêu tâm niệm, tình cảm của ông cha đã “hao mòn” theo năm tháng.

Xót xa trước cảnh hoang tàn

Tôi về xã Tượng Sơn (Thạch Hà) để tìm hiểu ngôi đền nằm hướng chính Tây ngoảnh ra sông Rào Cái. Từ xa đã thấy một đàn bò tranh nhau gặm cỏ trong thượng điện, chen lấn, chà xát vào các vách tường. Bước vào đền, mùi phân, nước tiểu của đám súc vật ám tỏa nồng nặc. Mục sở thị, ngôi đền dầu còn các kết cấu chính như cổng chính, từ đường, thượng điện, nhưng đều xuống cấp, tường bong tróc, toàn bộ ngói không còn, hệ thống hoa văn và mỹ thuật bị mất mát, hư hỏng.

Cụ Bùi Đức Ký (SN 1932) cho hay: “Đền lấy tên làng là Phú Sơn, thờ thần Tam Lang, xây dựng thời nhà Nguyễn. Thời đó, ông nội tôi cùng với trai làng từ 18 tuổi trở lên phải đào đất, làm lò nung gạch xây nên. Trước đây rất đường bệ, trên bộ, dưới thủy, tường chạy dài ra bờ sông, cổng chính có 2 con ngựa trên có tướng cưỡi, có 2 cây gội 2 người ôm không xuể, có rừng cây được trồng theo hình chim phượng bay ra bờ sông. Diện tích khuôn viên hồi ấy rộng lắm, không như giờ”.

Cụ Ký còn cho hay: Cạnh đền Phú Sơn có ngôi chùa được làm từ thời nào không rõ nhưng được tôn tạo, mở rộng từ thời ông thân sinh của cụ.

Qua lời cụ Ký có thể thấy, đây chính là một quần thể gắn với tín ngưỡng của người dân. Tiếc rằng, theo như lời cụ Ký, vào năm 1948, đền Phú Sơn hợp tự sang một ngôi đền ở xã Thạch Thắng nên toàn bộ sắc phong bị hư hỏng. Bản thân đền ở Thạch Thắng, một thời là nơi ẩn nấp máy bay địch, giờ cũng chỉ còn cồn đất, quần thể di tích và các loại cây cối sum suê ngày nào đã bị phá hết. Riêng đền Phú Sơn, vào năm 1958, người ta đã chặt phá cây cối, đập bỏ long chầu và các loại chạm trổ.

di tich thanh phe tich tram nam bia da van mon

Quần thể di tích đền Phú Sơn (Tượng Sơn - Thạch Hà) đang ngày một xuống cấp, hoang phế

“Ngày xưa, hàng năm, tại đền Phú Sơn, người dân trong vùng đến làm lễ ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng bảy và lễ kỳ phúc lục ngoạt. Ngoài ra, người dân còn làm lễ tế thần nông trước cửa đền. Gắn với các ngày lễ, người dân còn tổ chức hát nhà trò tại đền” - cụ Ký tiếc nuối.

Làng Đại Hải (Thạch Hải, Thạch Hà) hướng ra biển cả với sự tự tin. Ông Đậu Văn Thạch và Trần Đăng Thanh cho hay: Làng có 11 đền, miếu nhưng đã bị đập 5 cái để làm đường giao thông, chỉ còn 6 cái. Mới đây, làng đã huy động “đào” được đền Tam Lang, bị cát chôn vùi tận mái. Việc tu bổ, phục hồi đền này cũng mất gần 100 triệu đồng, do con em xa quê đóng góp, ủng hộ. Ông Thanh mô tả, trước đây, trên ngọn đồi đền Tam Lang có 3 di tích là miếu Tư Văn, đền Cao Các, đền Tam Lang. Giờ miếu Tư Văn không còn, đền Cao Các chỉ còn phần móng. Là nơi giáp biển nên dọc đường từ thôn Đại Hải ra đền Chiêu Trưng Lê Khôi có rất nhiều đền, miếu bỏ hoang, người đời nay không rõ thờ ai, cứ khuất lấp, hao mòn theo năm tháng.

Theo khảo sát của chúng tôi thì tình trạng nói trên diễn ra ở nhiều vùng. Tại xã Hòa Hải (Hương Khê), đền Cả chỉ còn nền nhà và khuôn viên, đền Nậy còn cột nanh, đền Cột Voi chỉ còn phần mộ thiên tạo; xã Hương Thủy (Hương Khê) có đền Khe Nác còn 4 cột gỗ lợp tranh, đền Trạng chỉ còn 2 cột nanh và một điện nhỏ…

Theo thống kê chưa đầy đủ của phòng văn hóa - thông tin một số địa phương, hiện tại, số di tích chưa được xếp hạng còn rất nhiều, phần lớn là phế tích. Cụ thể: huyện Can Lộc hơn 100, Thạch Hà gần 100, Hương Khê 47, Đức Thọ 56, Nghi Xuân 51…

Lãnh đạo các phòng văn hóa - thông tin cũng cho hay, trên thực tế còn nhiều di tích giờ không còn dấu vết gì; một số phế tích khả năng phục hồi rất khó. Nguyên nhân là do: chủ trương hợp tự một thời làm thất lạc phần tích, một thời đập phá để làm các công trình phúc lợi, do chiến tranh tàn phá… Tuy nhiên, nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước lâu nay lại chưa được đề cập.

Chính quyền sở tại thiếu quan tâm

Những câu chuyện kể trên phần nào cho thấy, chính quyền các địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc bảo vệ di tích. Người dân Đại Hải cho hay, khi dân làng cùng nhau bàn kế hoạch “đào” đền Tam Lang và tiến hành tu bổ từ tháng 8 đến tháng 12/2014 thì hoàn thành, lúc đó, xã mới ra làm lễ thắp hương.

di tich thanh phe tich tram nam bia da van mon

Đàn bò gặm cỏ trong cảnh hoang tàn của một ngôi chùa ở làng Phú Sơn (Tượng Sơn)

Còn tại đền Phú Sơn, người dân cũng thừa nhận, diện tích khuôn viên đền rộng lớn hơn nhưng do quá trình làm ruộng, nhiều người đã lấn dần đến sân tường đền. Chuyện các đền, miếu bị lấn đất xảy ra ở hầu hết các nơi, ngay cả tại đền Chợ Củi (Nghi Xuân). Thật buồn, lẽ ra chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc khoanh vùng, bảo vệ di sản của ông cha (dầu chưa được xếp hạng) thì việc này thường lại do người dân đứng ra thực hiện.

Khi chính quyền sở tại ít chú trọng đến việc bảo vệ những di tích chưa được xếp hạng đã tác động tiêu cực tới các phần còn lại của di tích. Từ đây giải thích tại sao, các phế tích thường trở nên hoang vu, bị vật nuôi phá hại hoặc người dân chiếm chỗ như tại điện thờ Trần Thị Ngọc Hào ở xã Đức Lạng (Đức Thọ). Ngoài ra, cũng vì sự thiếu quan tâm của chính quyền mà một số đồ tế khí, liên quan đến thờ tự vẫn bị một số người dân chiếm đoạt, như có người dân giữ chuông đồng hơn 1 tạ của chùa Xóm Mới (Xuân Lộc, Can Lộc) chưa chịu trả.

Mặt khác, từ góc độ kiểm kê, chính quyền nhiều địa phương do ít khi kiểm kê các di tích chưa được xếp hạng, nên đã dẫn tới thiếu giải pháp cũng như kiến nghị với cấp trên.

(Còn nữa)

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...