(Baohatinh.vn) - Chạm vào tháng mười, những hoài niệm bất chợt được gọi tên. Nỗi nhớ quắt quay về một thời xưa cũ như bản nhạc ngân rung từng cung bậc cảm xúc. Sau những tháng ngày lang bạt, lòng không bến đậu, ta nhận ra chỉ có hơi ấm rạ rơm nơi quê nhà bình dị mới đủ sức chở che, nuôi dưỡng tâm hồn. Để bước chân thêm vững vàng mà bước qua bao gập ghềnh sỏi đá...
Chạm vào tháng mười, khẽ khàng lắng nghe khúc giao mùa của thiên nhiên bất tận, cảm nhận hơi thở se lạnh mơn man của đất trời. Cuối thu, làn gió heo may dịu dàng thổi ngang qua, đánh thức bao xúc cảm vấn vương dìu dặt, làm lòng người như cũng dịu xuống miên man trong nỗi nhớ. Một sớm giao mùa se se lạnh, bắt gặp gánh hàng hoa đi trong làn sương ẩm ướt phía cuối đường, lòng không dưng lại nhớ những cánh hoa cúc bình dị ở quê nhà. Đôi khi tôi ước được rũ bỏ bao tất bật ngược xuôi để trở về góp nhặt hương đồng gió nội, ru lại giấc mơ có cánh cò, cánh vạc chao nghiêng trong gió. Đi dọc đường làng có những cánh hoa cúc dại mong manh, phía hàng rào lủng lẳng những bông hoa dâm bụt như lồng đèn đỏ thắm, bước chân bỗng chậm lại, thấy lòng mình bình yên...
Nhớ tháng mười năm ấy, ba tôi đi làm xa, ở nhà, mấy mẹ con phải chống chọi với những trận mưa trút xuống dai dẳng. Dưới ánh đèn dầu hiu hắt, tôi nhận ra dáng mẹ mỏi mòn thao thức suốt đêm vì thương đàn con mặc không đủ ấm, mưa dột thấm ướt cả gối chăn. Đôi mắt mẹ trĩu buồn, lòng không yên vì lo cho thửa ruộng mới cấy bị ngập úng, đàn gà nấp dưới mái chuồng xập xệ co ro trong gió mưa. Làm sao tôi quên được bao nỗi nhọc nhằn in hằn những vết chân chim nơi khóe mắt mẹ. Làm sao tôi thôi xa xót đôi gót chân chai sần nứt nẻ, những vất vả nắng mưa mà mẹ đã gồng gánh cả đời vì đàn con thơ dại. Đôi khi thấy mình lạc lõng nơi phố thị xô bồ, giữa dòng đời lắm nỗi nhiêu khê, chỉ ước được trở về quê nhà mà nhen nhóm yêu thương bình dị, ôm vào lòng những giấc mơ tươi sáng…
Chạm vào tháng mười, chợt rưng rức xót xa khi nhớ về những ngày bão lũ, cả xóm làng ngập chìm trong biển nước. Đám trẻ quê chúng tôi háo hức vì được nghỉ học, túm tụm lại để kết những thân chuối trơn nhẵn làm bè đi bắt dế. Trôi theo dòng nước đục ngầu, từng chiếc bè chuối lênh đênh tìm đến hang của những con dế béo ngậy, trong tiếng cười thơ ngây của đám trẻ quê chân chất, hiền lành. Chúng tôi đâu biết rằng, đằng sau niềm vui thơ trẻ đó là nỗi lo lắng trằn trọc, cầu cho trời thôi mưa, nước mau rút xuống của mẹ cha, của những người nông dân một nắng hai sương với ruộng đồng. Đứng ngồi theo mực nước dâng, ba nhìn trời mưa mà thở dài: “Ông tha chứ bà chẳng tha/ Trời hành cơn lụt hăm ba tháng mười”. Giờ nhớ lại, mắt cứ rưng rưng…
Tôi lại thèm được hít hà mùi khói bếp bình dị mà ấm áp, thân thương. Lòng lại nhớ gian bếp đơn sơ của mẹ, nhớ dáng mẹ tảo tần thổi cơm giữa làn khói chiều ấp iu nồng đượm, phảng phất mùi rơm rạ quê mùa. Giữa những ngày mưa rả rích, bất giác lại ước được huơ đôi bàn tay bên bếp than ấm áp, thổi cho củi ướt mau bén lửa mà mặt lem nhem dính nhọ. Rồi cùng gia đình quây quần bên mâm cơm đạm bạc mà chan chứa tình yêu thương. Chỉ thế thôi cũng đủ ấm lòng…
Và tháng mười như đang ngân lên những âm điệu của nỗi nhớ, trong hơi lạnh bỗng ùa về, nhè nhẹ, mơn man…
Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng có sức cạnh tranh cao. Điều này đã tạo thêm nhiều điểm nhấn hấp dẫn du khách khi đến du lịch ở Hà Tĩnh.
Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành."
Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Thiên thạch thường màu đen và nổi bật trên cát sa mạc, nhờ đó, những "thợ săn" ở quốc gia tây bắc châu Phi Mauritania có thể dễ phát hiện ra chúng hơn.
50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực, phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Trưng bày, triển lãm về thành tựu 50 năm nền VHNT Hà Tĩnh (1975-2025) tại công viên Lý Tự Trọng (TP Hà Tĩnh) thu hút đông đảo người xem với hàng trăm bức ảnh được thiết kế đẹp mắt.
Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Bức thư hiếm có, viết trên con tàu định mệnh Titanic bởi một trong những hành khách nổi tiếng may mắn sống sót, đã được bán đấu giá với mức giá kinh ngạc: 300.000 bảng Anh (gần 400.000 USD).
Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Buổi tọa đàm đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp thực hiện thành công đề tài "Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng Tiên Điền - Lai Thạch phục vụ kinh tế, xã hội" ở Hà Tĩnh.
Trưng bày, triển lãm nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn những thành tựu của nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh trong 50 năm qua, là dịp để tôn vinh sự cống hiến của các thế hệ văn nghệ sĩ.
Với nhiều không gian mới mẻ, Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) mang đến những trải nghiệm ý nghĩa cho mỗi du khách khi tìm về địa chỉ đỏ huyền thoại dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.