Ra mắt tập sách "Chùa cổ Hà Tĩnh" của nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh

(Baohatinh.vn) - Chiều 8/8, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh phối hợp NXB Đại học Vinh và Thư viện Hà Tĩnh ra mắt tập sách Chùa cổ Hà Tĩnh của tác giả Thái Kim Đỉnh. Dự lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch.

ra mat tap sach chua co ha tinh cua nha nghien cuu thai kim dinh

ra mat tap sach chua co ha tinh cua nha nghien cuu thai kim dinh

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch và nhà văn Đức Ban tặng hoa chúc mừng gia đình tác giả

Chùa cổ Hà Tĩnh là công trình khảo cứu công phu, gắn liền với công việc điền dã, tìm hiểu tư liệu trong nhiều năm của cố nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh.

Tập sách gồm 2 phần chính: Phần 1 - Khảo cứu chùa cổ Hà Tĩnh (với danh sách 417 ngôi chùa được xếp theo thứ tự ABC); phần 2 gồm các phụ lục (ảnh tư liệu về một số chùa cổ; thơ đề vịnh các nôi chùa cổ ở Hà Tĩnh và một số bài vè kể chuyện làm chùa, đúc chuông, bài viết Bước đầu tìm hiểu về Phật giáo xứ Nghệ).

ra mat tap sach chua co ha tinh cua nha nghien cuu thai kim dinh

Bằng một thái độ trân trọng đối với di sản dân tộc, trách nhiệm cao cả với quá khứ của cha ông, một tinh thần làm việc nghiêm cẩn, khoa học của tác giả, Chùa cổ Hà Tĩnh đã tái hiện khá đầy đủ quá trình ra đời, phát triển thăng trầm của 417 ngôi chùa ở Hà Tĩnh, trong đó, có những ngôi chùa chỉ còn là dấu tích.

ra mat tap sach chua co ha tinh cua nha nghien cuu thai kim dinh

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Thái Kim Đỉnh đã sử dụng phương pháp điền dã, khảo cứu tại chỗ kết hợp tra cứu thư tịch cổ.

Ông còn trực tiếp dịch các câu đối, chữ Hán trên bệ thờ, văn bia, thơ vịnh… nên đảm bảo tính chính xác về tư liệu, có chiều sâu nghiên cứu.

ra mat tap sach chua co ha tinh cua nha nghien cuu thai kim dinh

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch: Là công trình nghiên cứu nghiêm túc, là tư liệu quý, Chùa cổ Hà Tĩnh sẽ gợi mở nhiều vấn đề cho các thế hệ nghiên cứu văn hóa về sau. Tập sách đã làm giàu thêm giá trị văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh.

Tác phẩm đã phác họa một diện mạo về tín ngưỡng Phật giáo ở Hà Tĩnh qua nghìn năm lịch sử, góp một tiếng nói, một hành động thiết thực trong việc bảo vệ, giữ gìn di sản của cha ông trên mảnh đất xứ Nghệ. Sự ra đời của tập sách cũng là món quá tinh thần vô giá đối với gia đình tác giả, là nén hương tri ân những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn hóa tỉnh nhà.

Thái Kim Đỉnh (1926 – 2017, quê làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khảo cứu, nhà dịch thuật… uy tín và quen thuộc không chỉ đối với độc giả Hà Tĩnh mà còn với độc giả cả nước. Ông mất đi, xứ Nghệ thiếu vắng một cây bút, một vị trí không thể thay thế được.

Suốt cuôc đời lao động cần mẫn của mình, Thái Kim Đỉnh đã để lại một kho tàng trước tác đồ sộ với 34 cuốn, bộ sách viết riêng; 25 cuốn, bộ sách khảo cứu, nghiên cứu viết chung; 35 cuốn, bộ sách biên soạn, sưu tầm. Trong đó có nhiều công trình tiêu biểu như: Truyện dân gian Nghệ Tĩnh, Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ, Làng cổ Hà Tĩnh, Tác gia Hán - Nôm Nghệ Tĩnh, Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh, Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh, Từ điển tiếng Nghệ…

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.