Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, thời gian, lễ hội truyền thống tại các địa phương ở Hà Tĩnh vẫn giữ được những nét văn hóa tâm linh tốt đẹp của làng quê, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
Lễ hội xuân Văn Miếu Hà Tĩnh năm 2023 ở phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) diễn ra trong 3 ngày (4 - 6/3), không chỉ thu hút đông đảo Nhân dân tham gia mà còn tạo sức hút với đông đảo giới trẻ, nhất là các em học sinh trên địa bàn.
Mùa lễ hội năm nay, hầu hết các khu di tích lịch sử, văn hóa, di tích thắng cảnh trên địa bàn Hà Tĩnh đều đón lượng lớn người dân thập phương đến tham quan, vãn cảnh, cúng bái.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, hơn 500 giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tái hiện sinh động không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của các vùng miền, dân tộc Việt Nam.
Tháng Bảy, suốt 75 năm qua đã trở thành tháng tri ân của cả dân tộc Việt Nam. Vào những ngày tháng Bảy, trong tâm khảm bao người lại thầm thì: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” (*), để rồi trong lòng người lại thôi thúc những nghĩa cử ấm áp và chan chứa nghĩa tình, thôi thúc những khát vọng dựng xây đất nước…
Hội thi gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương năm 2022 là hoạt động mang đậm nét văn hoá truyền thống, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đồng thời bảo tồn các giá trị bền vững của dân tộc.
Từ khi Hoàng Hoa sứ trình đồ được Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vinh danh (năm 2018), Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị di sản.
Ứng biến với tình hình dịch bệnh COVID-19, năm nay, Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc không biểu diễn trực tiếp, thay vào đó, các đơn vị tự ghi âm, ghi hình chương trình dự thi và gửi về ban tổ chức qua đường bưu điện.
Từ bao đời nay, người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề làm bún truyền thống. Nghề làm bún đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển...
Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) ở Hà Tĩnh quê tôi vốn là tết của tình thân, của niềm vui sum họp. Vậy nhưng, năm nay, chúng tôi đón ngày này với những nỗi niềm tiếc nuối, bâng khuâng.
Nghi Xuân vốn được coi là “miền đất hát” của Hà Tĩnh. Trên lộ trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, việc lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm mà chính quyền và Nhân dân nơi đây đặc biệt chú trọng.
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, có sức sống mãnh liệt và lan tỏa rộng lớn. Ở Hà Tĩnh, lễ Giỗ Tổ cũng được tổ chức trang trọng tại chùa Đại Hùng thuộc TX Hồng Lĩnh.
Muôn đời nay, đôi đũa trở thành vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm thường ngày của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đũa có nguồn gốc từ nền văn minh Trung Hoa, cũng có người lại khẳng định đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á có cách đây cả mấy ngàn năm.
Các phong tục cổ truyền đang dần được thay thế bằng những hoạt động mới trong đời sống xã hội. Tuy vậy, nhiều gia đình, nhiều người vẫn rất trân trọng, gìn giữ các mỹ tục như cách để gìn giữ cội nguồn văn hóa của dân tộc.
Những loại quả quen thuộc ngày tết dưới đôi tay khéo léo, tài hoa của người thợ điêu khắc ở Hà Tĩnh đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét văn hóa Việt.
Các giải pháp để xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập đã được các nhà nghiên cứu văn hóa đề xuất tại hội thảo khoa học chuyên ngành.
Ăn uống không chỉ đơn thuần duy trì sự sống mà còn là nét văn hóa gọi là văn hóa ẩm thực. Từ cách ăn uống, có thể phần nào thấy được trình độ văn hóa, trình độ nhận thức thẩm mỹ của một cá nhân, một gia đình, một vùng miền và một dân tộc.
Ẩn mình trong sự khắc nghiệt là một dòng mạch ngọt ngào. Nhìn lại văn hoá Hà Tĩnh suốt chiều dài gần 190 năm lịch sử, ta có thể khẳng định điều đó. Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) đã mở ra những vấn đề mới và tạo động lực để Hà Tĩnh xây dựng những giá trị văn hoá mới, con người mới.