Hà Tĩnh giành HCB toàn đoàn tại Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc

(Baohatinh.vn) - Ứng biến với tình hình dịch bệnh COVID-19, năm nay, Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc không biểu diễn trực tiếp, thay vào đó, các đơn vị tự ghi âm, ghi hình chương trình dự thi và gửi về ban tổ chức qua đường bưu điện.

Hà Tĩnh giành HCB toàn đoàn tại Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc

Một đoạn trong tác phẩm "Mắm muối nên duyên". Ảnh: Thiên Vỹ

Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc năm 2021 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) tổ chức từ tháng 11/2021, thu hút sự tham gia của trên 600 diễn viên, nghệ nhân, nghệ sỹ thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của 23 tỉnh, thành trong cả nước.

Hà Tĩnh giành HCB toàn đoàn tại Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc

Tiết mục ca trù “Quê hương đổi mới” do ca nương Nguyễn Thị Thu Hà biểu diễn. Ảnh: Thiên Vỹ

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh gửi đến hội diễn 4 tiết mục: “Cảng Nhà Rồng tiễn Bác”, “Muối mắm nên duyên”, “Đường lên cổng trời” và “Quê hương đổi mới”.

Các tác phẩm tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết dân tộc; phản ánh những thành tựu trên con đường xây dựng và phát triển.

Hà Tĩnh giành HCB toàn đoàn tại Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc

Tiết mục đối ca dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh "Đường lên cổng trời" do nghệ nhân Quyết Diễn và Hồng Liên trình bày. Ảnh: Thiên Vỹ

Sau hơn một tháng làm việc nghiêm túc, ban giám khảo đã công bố giải thưởng chung cuộc. Theo đó, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh giành huy chương bạc toàn đoàn; tiết mục ca trù “Quê hương đổi mới” của ca nương Nguyễn Thị Thu Hà giành huy chương vàng, 2 tiết mục: “Đường lên cổng trời” (biểu diễn Quyết Diễn - Hồng Liên) và “Mắm muối nên duyên” (tập thể nam nữ diễn viên) cùng giành huy chương bạc.

Hội diễn nhằm bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, nêu những tấm gương người tốt, việc tốt trong lao động sản xuất; xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.