Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống

(Baohatinh.vn) - Nghi Xuân vốn được coi là “miền đất hát” của Hà Tĩnh. Trên lộ trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, việc lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm mà chính quyền và Nhân dân nơi đây đặc biệt chú trọng.

Giữa nhịp sống hối hả, tất bật với mùa màng nhưng các thành viên CLB Ca trù thôn Phú Vinh (xã Cổ Đạm) vẫn không quên bầu bạn với cung đàn, nhịp phách. Tuy dịch bệnh bùng phát đã làm gián đoạn những buổi tập có đầy đủ các thành viên nhưng để chuẩn bị cho lễ Lục Ngoạt (một lễ cúng tổ sư ca trù dự kiến được tổ chức vào ngày 15/6 âm lịch), CLB đã bố trí tập hợp lý, đảm bảo an toàn phòng dịch.

Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống

Một buổi tập của các thành viên CLB ca trù thôn Phú Vinh.

Sửa soạn bộ đạo cụ gồm trống chầu, đàn đáy, bộ phách, ông Phan Đình Nhung (SN 1957 - thành viên CLB Ca trù thôn Phú Vinh) cho biết: “Niềm đam mê với ca trù đã ngấm vào máu thịt của người dân làng này từ bao đời nay. Dù bận rộn việc đồng áng nhưng các thành viên vẫn cố gắng dành thời gian tập luyện. Dịch bệnh không tập được thường xuyên, các thành viên đều nhớ tiếng đàn, nhịp phách”.

Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống

Ông Nguyễn Nhung với bộ đồ nghề đã gắn bó cùng năm tháng. (ảnh tư liệu)

Được xem là một loại hình nghệ thuật bác học nhưng ca trù lại bén rễ ở vùng đất nghèo Cổ Đạm. Và điều đặc biệt hơn là loại hình nghệ thuật này lại đang được những người dân quê lam lũ, chân chất như ông Nhung và các bạn diễn lưu giữ. Trong nỗ lực để lưu giữ ca trù, chính quyền địa phương cũng đang đầu tư phục dựng các di tích văn hóa vật thể liên quan.

Ông Phan Đình Ca - Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm cho biết: “Trên địa bàn xã, đặc biệt là thôn Phú Vinh đã hình thành được quần thể văn hóa vật thể và phi vật thể bao gồm: CLB ca trù, di tích điện xứ làng Phú Giáo - nơi thờ tổ sư ca trù Đinh Lễ, đền thờ Giếng Chay, nhà thờ các danh nhân... Xã cũng đã có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho CLB hoạt động, đồng thời phục dựng, tôn tạo lại các di tích để bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống của cha ông”.

Về Nghi Xuân không thể không nhắc đến loại hình nghệ thuật độc đáo trò Kiều. Với lòng say mê đặc biệt dành cho trò Kiều, vợ chồng nghệ nhân dân gian Nguyễn Mậu (74 tuổi) và nghệ nhân ưu tú Trần Thị Phượng (68 tuổi) ở thôn An Mỹ, xã Tiên Điền luôn dành trọn tâm huyết giữ và truyền “lửa” trò Kiều cho thế hệ con cháu.

Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Mậu - người có công lưu giữ loại hình nghệ thuật trò Kiều ở Nghi Xuân. (Ảnh tư liệu).

Là người có công phục dựng, hồi sinh trò Kiều và là Chủ nhiệm CLB trò Kiều nên với người dân Tiên Điền, vợ chồng nghệ nhân chẳng còn xa lạ gì. Từ thuở nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Mậu đã biết đến trò Kiều và trò Kiều ngấm vào máu thịt của ông như một lẽ tự nhiên. Không thể đứng nhìn lối diễn trò đậm chất quê hương đi vào quên lãng, ông Mậu quyết tâm sưu tầm những câu hát Kiều còn sót lại và sáng tác, biên soạn thành kịch bản hoàn chỉnh.

Những năm đầu với hành trình tìm lại trò Kiều, trên chiếc xe đạp cũ, hai ông bà lặn lội khắp các vùng quê để gom nhặt, ghi chép lại từng câu hát. Nay tuổi đã cao nhưng vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Mậu vẫn miệt mài với công cuộc lưu giữ trò Kiều.

Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống

Dù không có năng khiếu diễn xướng nhưng bà Hạc đã có 50 năm hỗ trợ niềm đam mê trò Kiều của chồng mình và góp công lưu giữ, truyền dạy loại hình nghệ thuật độc đáo này. (Ảnh tư liệu).

Không chỉ ở Tiên Điền - quê hương của Truyện Kiều, mà tại xã Xuân Liên, trò Kiều cũng cuốn hút đông đảo người dân. Bà Lê Thị Hạc (73 tuổi, thôn Hải Hoa) dù không có năng khiếu diễn trò Kiều nhưng gần 50 năm làm vợ ông Nguyễn Xuân Huýnh (74 tuổi - Đội trưởng Đội trò Kiều Xuân Liên) là ngần ấy năm bà tận tâm hỗ trợ niềm đam mê của chồng.

Sự tận tâm của bà và tình yêu đặc biệt của ông với trò Kiều đã góp phần giúp trò Kiều ở Xuân Liên được gìn giữ, phát huy, trở thành một phần trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây.

Lịch sử phát triển với bao thăng trầm của huyện Nghi Xuân gắn liền với những dấu ấn về văn hóa truyền thống của cha ông. Từ trước khi ca trù, ví giặm được UNESCO vinh danh, phong trào truyền dạy và diễn xướng các loại hình văn nghệ dân gian đã len lỏi khắp mọi ngõ ngách đời sống của người dân.

Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống

Chính quyền và nhân dân Nghi Xuân quyết tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 (Trong ảnh: Một góc Tiên Điền - quê hương của đại thi hào Nguyễn Du).

Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, Nghi Xuân đã thành lập được hàng trăm CLB văn nghệ dân gian với nhiều loại hình phong phú như: ca trù, dân ca ví, giặm, trò Kiều, sắc bùa, chầu văn… Nghi Xuân là một trong những địa phương thực hiện tốt chủ trương đưa dân ca ví, giặm vào trường học, giúp thế hệ trẻ được tiếp cận với văn hóa dân gian một cách bài bản.

Ông Nguyễn Hải Nam - Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Tiềm năng và khát vọng tiếp nối, lưu giữ truyền thống văn hóa quê hương là động lực, là điểm tựa để chính quyền và người dân huyện nhà quyết tâm thực hiện thành công đề án “Xây dựng huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025”.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống