"Làm ngọn đèn chong khát ánh ngày"

Nhà thơ Nguyễn Sỹ Đại lúc viết bài thơ "Tự trào" là khi anh đang công tác ở ban cuối tuần của một tờ báo lớn. Có lẽ cái chất thi sỹ trong con người nhà báo của anh đã tạo ra cái giọng thơ dí dỏm những cũng thăm thẳm nỗi niềm.

Tự trào

Làm báo thì xoàng ăn báo giỏi

Suốt đời tong tả chuyện người ta

Nhà thơ, nhà báo… không lo nổi

Cho vợ con thơ một nếp nhà!

Chẳng phải vay ai mà cũng nợ

Số này số khác thúc chân nhau

Lo trang, lo chữ hơn lo vợ

Nhìn đó trông đây tự chuốc sầu

Nghề oách, nhiều khi nghe cũng oách

Tiếng tăm vang cả bốn phương trời

Xe kia, xe nọ thường đưa rước

Quan nhỏ, quan to ấy bạn chơi…

Xuống huyện xắn quần bàn cơ cấu

Lên rừng vung bút giữ môi sinh

Bán buôn quốc tế, trừ tham nhũng

Khoa học, văn chương tỏ điệu sành!

Chơi quan những tưởng mình quan trọng

Bàn nghề, ngộ nhận đã lên chuyên

Xót nỗi muộn mằn nay mới tỉnh

Quan chẳng quan mà chuyên chẳng chuyên

Ngày xưa cây súng, lòng thanh thản

Cây bút bây giờ mới nặng thay!

Tài mọn, thôi làm viên đá lát

Làm ngọn đèn chong khát ánh ngày.

Nguyễn Sỹ Đại

Chính cái giọng điệu ngỡ như tưng tửng này đã thổi vào hồn cốt bài thơ chân dung của một nhà báo. Nghề báo là một nghề luôn bận rộn nhất là trong thời đại thông tin cập nhật nhanh chóng hiện nay. Anh đã thốt lên thật chân thành tha thiết: "Chẳng phải vay ai mà cũng nợ - Số này số khác thúc chân nhau - Lo trang, lo chữ hơn lo vợ". Đọc thơ mà ta cứ hình dung cái mỉm cười tủm tỉm của tác giả. Phải bản lĩnh lắm mới tạo ra giọng thơ vừa chia sẻ với đồng nghiệp, vừa vận vào mình.

Ở đây chỉ một khổ thơ mấy dòng thôi mà nhà thơ vẽ lên công việc hằng ngày của nhà báo: "Xuống huyện, xắn quần bàn cơ cấu - Lên rừng vung bút giữ môi sinh". Tôi rất thích hình ảnh "xắn quần" đi thực tế của nhà báo, cùng góp tiếng nói của mình với xã hội. Hai câu thơ như một vế đối hoàn chỉnh, với "vung bút" tạo ra sự chủ động và tự tin. "Vung bút" đó là một động thái nhưng ẩn chứa sau đó là cái tâm trong sáng của người làm báo.

Tác nghiệp. Nguồn Internet
Tác nghiệp. Nguồn Internet

Tứ thơ được vận động sang một trạng thái tình cảm khác như một tự vấn: "Chơi quan những tưởng mình quan trọng - Bàn nghề ngộ nhận đã lên chuyên", và anh nhận ra một sự thật để tự răn mình: "Quan chẳng quan mà chuyên chẳng chuyên". Thường, những việc quan trọng nếu thổi vào đó giọng điệu hóm hỉnh thì cách tiếp nhận thoải mái và đồng điệu hơn. Nhà thơ nói những việc "nhạy cảm" nhưng lại hòa đồng, cảm thông được bởi tấm lòng của mình. Ở đây cái chất Đồ Nghệ đã thấm vào anh, tự thú để tự trào cứ ngỡ như hồn nhiên nhưng ẩn sau đó bao nỗi niềm. Cái khát khao lớn nhất của nhà thơ là muốn được sẻ chia với đồng nghiệp.

Tôi rất thích hai câu thơ: "Ngày xưa cây súng lòng thanh thản - Cây bút bây giờ mới nặng thay". Cây bút là một vũ khí trên mặt trận không tiếng súng nhưng rất phức tạp này. Nhà thơ ao ước làm "viên đá lát", "ngọn đèn chong khát ánh ngày". Đó là một động thái khiêm nhường nhưng lại toát ra bản lĩnh và cái tâm của người làm báo.

Viết thơ về nghề thật khó - nhất là nghề báo. Tứ thơ neo giữ được sự cân bằng khi tìm được mối đồng cảm thật chân thành của mình. Bởi cái ranh giới mỏng manh từ sự tự trào nếu đẩy quá sẽ gây một phản ứng khác. Thơ hay chính là sự giữ lại được cái ranh giới nghệ thuật này.

Hà Tĩnh, 18 tháng 6 năm 2013

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.