Mùa hoa gạo

Chiều nay, đi giữa phố đông người, thoáng đâu đó chợt ngời lên sắc đỏ, tôi khẽ thì thầm, mùa hoa gạo đơm bông...

Sinh ra ở một làng quê nghèo ven sông, tuổi thơ tôi gắn bó với cây đa, bến nước, sân đình, với những cánh cò lả lơi, với những lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà, của mẹ. Cứ mỗi chiều theo mẹ ra sông gánh nước, tôi lại cùng chị mải mê nhặt những bông hoa gạo rơi, kết thành vòng mang về cùng lũ trẻ trong xóm chơi trò con gái. Để rồi hôm nay, mỗi khi có dịp trở về bến sông xưa, nhìn những bông gạo nở đỏ rực cả triền sông lại bồi hồi nhớ về những trò chơi con trẻ và sự tích cây hoa gạo mà mẹ vẫn kể cho chị em tôi nghe ngày nào. Truyện kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa ở một bản nọ có chàng trai nghèo khoẻ mạnh, yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Khi chàng chuẩn bị cưới cô về làm vợ thì trời bỗng đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng. Thương chàng, dân bản đã trồng cây nêu giúp chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thủy chung. Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người xem xét lại”. Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc sao nhãng”. Thần Sấm thưa: “Một mình thần không làm xuể. Xin người giữ chàng trai này lại giúp thần làm mưa”. Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng tuôn trào.

Còn cô gái, từ ngày chàng trai ra đi, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới và biết chuyện tình của hai người, cảm động trước tình yêu của cô gái, ngài ban cho cô một điều ước. Nàng thưa: “Xin người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thỏa nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống. Từ đó, trên cây nêu nở ra những bông hoa đỏ rực như những đốm lửa. Người ta gọi loài hoa đó là hoa gạo hay còn gọi là hoa mộc miên. Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã.

Hàng năm, cứ vào độ tháng ba âm lịch những cây gạo lại đơm bông. Không kiêu sa như hoa hồng, không đài các như hoa mai, hoa gạo giản dị, mộc mạc, dân dã như chính cái tên gọi của nó vậy. Những bông hoa to, cánh dày, mọc thẳng đỏ rực cháy hết mình như biểu tượng của mối tình nồng thắm.

Rồi chẳng biết tự bao giờ tôi đã yêu cái màu đỏ ấy và tháng ba hoa gạo đã đi vào miền nhớ của tuổi thơ tôi.

Giờ đây, giữa bộn bề cuộc sống, giữa trăm nghìn loài hoa khoe sắc biết có ai còn nhớ đến loài hoa ấy. Để rồi, một mai, giữa dòng đời tấp nập, chợt nghe âm hưởng trong bài hát Chị tôi của nhạc sĩ Trọng Đài ngân lên lại thấy nhớ thương mùa hoa gạo quê mình đến nao lòng.

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.