Với NSND Nguyễn An Ninh, sông Ngàn Sâu (Vũ Quang - Hà Tĩnh) đã cho anh cả một thời ấu thơ đẹp đẽ. Anh đã men theo dòng ký ức ấy sáng tạo nên những tác phẩm để đời.
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại đã đi qua năm tháng. Thấp thoáng đằng sau những câu chuyện lưu truyền như thế bao giờ cũng có bóng dáng của lịch sử. Và huyền thoại núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh gắn liền với thời đại mở nước xa xưa không là ngoại lệ, đặt ra nhiều giả thuyết khoa học lịch sử cần được từng bước làm sáng tỏ.
Cứ mỗi độ xuân về, miền quê ca trù Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách. Sức hấp dẫn của những thể phách ca trù mượt mà, sâu lắng khiến du khách vấn vương, quyến luyến không rời...
Thường xuất hiện trong trang phục đồng bào dân tộc Mông cùng cây sáo, ít ai biết rằng, A Páo (tên thật là Ngô Sỹ Ngọc, quê Tân Kỳ, Nghệ An) là chủ nhân của một số ca khúc hay viết về Hà Tĩnh, thu hút hàng trăm triệu lượt nghe trên các nền tảng.
Tiết trời lạnh giá những ngày cuối năm càng khiến cho bầu không khí Giáng sinh trở nên rộn ràng, ý nghĩa. Đông đảo người dân Hà Tĩnh đã tập trung về các nhà thờ, giáo xứ để cùng nhau chào đón lễ Giáng sinh 2023 ấm áp, an lành.
Suốt một dải từ Bến Thủy đến Đèo Ngang, đâu đâu cũng ngời lên sức sống thanh tân, rạng rỡ. Người Hà Tĩnh đã và tiếp tục tô điểm bức tranh non nước Hồng Lam mãi đẹp tươi, thu hút du khách bốn phương tìm về.
Dù là thời chiến hay thời bình, tình yêu đôi lứa đã nhân lên sức mạnh để nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh cùng nhau vun đắp hạnh phúc, sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Xuân về, khắp các miền quê Hà Tĩnh có rất nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc hơn cả là các lễ hội: chùa Hương Tích (Can Lộc), đền Củi (Nghi Xuân) và đền Bà Hải (TX Kỳ Anh). Khung cảnh lễ hội tưng bừng, nam thanh nữ tú xiêm áo rộn ràng, muôn người nô nức càng điểm tô cho vẻ đẹp bức tranh quê giữa những ngày xuân.
Hơn 1 tuần nữa sẽ chính thức bước vào lễ khai hội chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) song thời điểm này, cùng với vui xuân, đón tết, người dân trong và ngoài tỉnh đang háo hức mong chờ ngày khai hội của ngôi chùa mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”.
Trên con đường dẫn tới chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), du khách sẽ được tận hưởng một khung cảnh thiên nhiên đa dạng, với sự kết hợp giữa núi non, sông suối, không khí trong lành tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hoà, thư thái.
Bánh tu hú - tên gọi dân dã đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Hà Tĩnh. Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.
Từ ngày đàn chim trời tìm về làng trú ngụ, người dân thôn Trại Lê (xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) xem đây như một khu “rừng U Minh thu nhỏ” và chung tay bảo vệ, ngăn chặn tình trạng săn bắt để đàn chim yên tâm làm tổ, sinh sản.
Không còn xa lạ ở các thành phố lớn, nhưng ở TP Hà Tĩnh, thời gian gần đây người dân mới được làm quen với mô hình cà phê sách. Những quán cà phê sách không chỉ là địa điểm để khách hàng thư giãn, khám phá tri thức mà còn góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.
Kết thúc đêm thi thứ hai, hai thí sinh Lê Thị Minh Ngọc và Đặng Thị Thùy Dương tiếp tục xuất sắc lọt vào vòng sau, qua đó giúp Hà Tĩnh nắm chắc suất đoạt danh hiệu ở thể loại nhạc dân gian tại chung kết toàn quốc giải Sao Mai 2022.
Từ hàng trăm năm nay, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Ngoài ra, bán diều cũng giúp họ có thêm khoản thu nhập phụ đáng kể.
Từ hơn 3.300 tác phẩm, Ban tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng và những đổi thay trên quê hương Vũ Quang (Hà Tĩnh)" đã lựa chọn, trao giải cho 24 cá nhân, tập thể có tác phẩm xuất sắc nhất.
Hơn 50.000 lượt du khách tham quan các điểm du lịch ở Hà Tĩnh trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã mở đầu cho một mùa du lịch sôi động sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
"Có nơi mô như miền quê ta/Miền đất quanh năm bao mùa nắng gió…” những ca từ mở đầu bài hát “Về Hà Tĩnh người ơi” của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Thuỷ rất đỗi thiết tha, thắm đượm tình quê, lắng đọng, thấm đẫm trong lòng mỗi người con quê hương.
Mặc dù ảnh hưởng dịch COVID-19, tết năm nay, các địa phương sẽ không tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ nhưng dân ca ví, giặm vẫn là “sợi nhớ, sợi thương” vang ngân trên các miền quê Hà Tĩnh.
Quy tụ lực lượng nghệ sỹ hùng hậu cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, bên cạnh “bữa tiệc” âm nhạc đặc sắc mang hơi thở ví giặm, chương trình nghệ thuật “Người Hà Tĩnh muôn phương” còn giới thiệu để khán giả cả nước hiểu hơn về văn hóa và con người vùng đất “núi Hồng, sông La”.
Đã qua cái thời nhiều ngọn đồi trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) trơ trọi, chim muông xao xác bỏ đi, bởi cái đói, cái nghèo khiến người dân rủ nhau lên rừng đốn củi, săn bắn mưu sinh. Ngày nay, khắp làng quê quanh chân núi, nhà cửa khang trang, phố làng hiện đại, núi đồi ngày càng thắm xanh…
Sau thời gian chấm sơ khảo, Ban Tổ chức cuộc thi “Hà Tĩnh trong tôi” đã lựa chọn 25 tác phẩm chất lượng nhất tham gia vòng chung khảo. Thời gian bình chọn: Từ 9h00 ngày 20/9/2021 đến 9h00 ngày 30/9/2021.
Bắt đầu với đại thủy nông Kẻ Gỗ, sau hơn 40 năm, Hà Tĩnh đã có hàng trăm công trình trọng điểm trên nhiều lĩnh vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) ở Hà Tĩnh quê tôi vốn là tết của tình thân, của niềm vui sum họp. Vậy nhưng, năm nay, chúng tôi đón ngày này với những nỗi niềm tiếc nuối, bâng khuâng.
Không có một đứa trẻ nào lớn lên mà không có nguồn cội, bởi vậy, ngay từ lúc con còn nhỏ, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh đã và đang vun đắp tình yêu cho con trẻ từ những câu chuyện, chuyến đi hướng về cội nguồn.
Những ngày cuối năm, tôi thường nghĩ về quê hương xứ sở, nhớ nhung những người bạn vong niên. Và, Trần Hồng chính là một trong những nỗi nhớ thường trực trong ký ức quê nhà Hà Tĩnh của tôi.
Lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) năm 2020 được tổ chức gắn với nhiều hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn, thu hút hàng ngàn lượt khách thập phương tham gia.