Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

(Baohatinh.vn) - Bắt đầu với đại thủy nông Kẻ Gỗ, sau hơn 40 năm, Hà Tĩnh đã có hàng trăm công trình trọng điểm trên nhiều lĩnh vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.

Báo Hà Tĩnh điểm lại những công trình mang dấu ấn đậm nét qua các thời kỳ như là minh chứng cho những nỗ lực làm nên thành tựu lớn của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Cách TP Hà Tĩnh 20 km về phía Tây Nam, hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) với dung tích 345 triệu m3 nước là công trình đại thủy nông đầu tiên của tỉnh, phục vụ tưới cho vùng sản xuất rộng lớn gần 20 nghìn ha của 3 địa phương: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh, đồng thời làm nhiệm vụ giảm lũ cho vùng hạ du trong mùa mưa lũ. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1976, tới năm 1979 thì hoàn thành các hạng mục chính, đến năm 1983 đưa vào sử dụng toàn bộ hệ thống. Đây là biểu tượng về ý chí vượt qua gian khó của Đảng bộ và Nhân dân Nghệ Tĩnh ngay sau khi đất nước thống nhất.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (huyện Vũ Quang) đi vào vận hành từ năm 2018, gồm hồ chứa nước Ngàn Trươi có dung tích chứa 775 triệu m3 nước; đập chính Vũ Quang cao 57,8m; hệ thống kênh chính Ngàn Trươi dài 16,2 km tiếp nối với gần 30 km kênh chính Linh Cảm. Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang được đánh giá là một trong những công trình có độ khó khăn, phức tạp trong thi công nhất cho đến thời điểm hiện nay. Đặc biệt, công trình xi phông vượt sông Ngàn Sâu là một trong các công trình xi phông lớn nhất Việt Nam. Công trình có nhiệm vụ cấp nước tưới cho hơn 32.000 ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của 8 huyện, thị xã; kết hợp phát điện công suất 15 MW; cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là giảm lũ cho vùng hạ du các huyện: Hương Khê, Vũ Quang và Đức Thọ.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng kết nối liên vùng trong tỉnh và tỉnh Nghệ An là một trong những tuyến đường “hậu cần” cho phát triển cảng Vũng Áng. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 5/2018, thông xe vào đầu năm 2020. Đoạn Xuân Trường - thị trấn Lộc Hà chạy qua 11 xã của 2 huyện Nghi Xuân và Lộc Hà có tổng chiều dài 32,68 km, vừa được thiết kế, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với tổng mức đầu tư 545,988 tỷ đồng đã tạo nên cảnh quan đẹp cho vùng ven biển Hà Tĩnh. Khi hoàn thành toàn tuyến, đường ven biển Hà Tĩnh sẽ góp phần giảm tải cho quốc lộ 1 qua địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, tạo điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Đường Hồ Chí Minh là công trình trọng điểm quốc gia. Tại Hà Tĩnh, tuyến đường nằm trong giai đoạn 1 của dự án (khởi công ngày 5/4/2000) với chiều dài khoảng 1.350 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) và đi qua địa bàn 3 huyện miền núi là Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, giúp Hà Tĩnh kết nối các huyện miền núi phía Tây của tỉnh với miền xuôi, các khu kinh tế, tạo ra sự liên thông trong giao thương; là lợi thế lớn để Hà Tĩnh kêu gọi, thu hút đầu tư nguồn vốn vào phát triển khu vực phía Tây, tạo động lực phát triển KT-XH tỉnh nhà.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Quốc lộ 8A kết nối với quốc lộ 1 tại ngã ba Bãi Vọt ở TX Hồng Lĩnh, đi qua 2 huyện: Đức Thọ, Hương Sơn, tới Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và sang nước bạn Lào. Năm 1999, công trình hoàn thành nâng cấp, mở rộng và được xem là con đường đẹp nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Hiện nay, Quốc lộ 8A đang được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Đây là tuyến giao thông quan trọng, góp phần bảo đảm giao thương buôn bán cho Nhân dân trong khu vực và thúc đẩy giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam, Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối TX Cửa Lò (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng, trong đó, 450 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, 250 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh Nghệ An và 250 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh. Dự án có tổng chiều dài 5,271 km, trong đó, phần cầu chính Cửa Hội dài 1,728 km, bề rộng cầu chính 18,5m và bề rộng cầu dẫn 16m. Dự án được khởi công từ tháng 2/2019, đến ngày 13/10/2020, chính thức hợp long đã góp phần cải thiện hệ thống giao thông giữa 2 bờ sông Lam, giảm tải số lượng xe đi trên tuyến Quốc lộ 1, từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực Bắc Trung Bộ.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Cầu Thọ Tường bắc qua sông La (huyện Đức Thọ) có chiều dài mặt cầu 300m, rộng 9m, đường kết nối 2 đầu cầu dài gần 3,7 km, với tổng kinh phí đầu tư 215 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Cầu được khánh thành vào tháng 10/2020, sau 13 tháng thi công. Công trình cầu Thọ Tường hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, đặc biệt kết nối các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, TP Vinh (tỉnh Nghệ An) với các huyện phía Tây Hà Tĩnh và đường Hồ Chí Minh; góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.

Những công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh qua góc máy flycam

Nằm trong dự án đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng, cầu Cửa Nhượng nối 2 xã Cẩm Nhượng - Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) được khởi công vào tháng 4/2010 và hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2014. Cầu có tổng chiều dài 1.368m, được thiết kế vĩnh cửu, tải trọng thiết kế HL93, chịu được động đất cấp 7. Tổng mức đầu tư công trình gần 500 tỷ đồng. Công trình đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, phát triển KT-XH các địa phương vùng biển Hà Tĩnh.

Chủ đề Đầu tư công

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống