Người Hà Tĩnh dạy con biết hướng về cội nguồn

(Baohatinh.vn) - Không có một đứa trẻ nào lớn lên mà không có nguồn cội, bởi vậy, ngay từ lúc con còn nhỏ, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh đã và đang vun đắp tình yêu cho con trẻ từ những câu chuyện, chuyến đi hướng về cội nguồn.

Cả gia đình sinh sống ở quận Gia Lâm (Hà Nội), thế nhưng, mỗi dịp hè đến là chị Trần Thu Hằng luôn dành thời gian để các con được về quê tại xã Hương Trạch (Hương Khê) thăm họ hàng, người thân. Đây cũng là lúc chị dạy các con mình về cội nguồn, quê hương bản quán.

Người Hà Tĩnh dạy con biết hướng về cội nguồn

Trở về quê, con gái chị Hằng được khám phá nhiều điều mới lạ từ thiên nhiên, từ tập quán sinh hoạt, sản xuất của người thân.

Trở về quê, hai đứa con chị Hằng không chỉ được khám phá vô số những điều mới lạ, hơn thế nữa, các em còn được gặp gỡ những người họ hàng, người thân của ông bà, bố mẹ, từ đó hiểu và yêu thêm về truyền thống gia đình, dòng họ và tình làng, nghĩa xóm.

Chị Hằng chia sẻ: “Bây giờ cứ như thói quen, nếu dịp lễ hoặc hè không nghe mẹ nói chuyện về quê là các con đều chủ động hỏi và bày tỏ mong muốn được về. Tôi nghĩ chính quê hương đã bồi đắp tình yêu cho các con và khiến các con dù ở đâu cũng muốn trở về. Tôi thấy vui vì điều đó!”.

Cũng như gia đình chị Hằng, đã nhiều năm nay, hễ có dịp, gia đình chị Lê Thị Hợp (hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh) đều trở về quê ở xã Thạch Châu (Lộc Hà). Mỗi lần về quê, không chỉ chị Hợp mà tất cả con cháu đều đến thắp hương trước khu mộ của tổ tiên, thăm các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Người Hà Tĩnh dạy con biết hướng về cội nguồn

Chị Hợp (áo vàng) và gia đình thăm đền thờ Lê Duẩn trên hồ Kẻ Gỗ trong dịp về quê gần đây.

Em Lê Đình Nam Trung - con chị Hợp bày tỏ: “Mỗi lần trở về quê, chúng em được học thêm những bài học sinh động, gần gũi về lịch sử địa phương và truyền thống dòng họ. Dù có đi đâu, làm gì, chúng em vẫn luôn tự hào khi được là con cháu của dòng họ và là người con của quê hương Hà Tĩnh”.

Không có những chuyến về quê bởi nhà ông bà ở ngay thành phố, thế nhưng, những người cháu của bà Nguyễn Thị Du (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) lại được biết về nguồn cội qua những câu chuyện bà kể.

Người Hà Tĩnh dạy con biết hướng về cội nguồn

Những câu chuyện kể của bà vun đắp tình yêu quê hương để những đứa trẻ luôn nhớ về nguồn cội.

Đó không chỉ là câu chuyện về dòng họ mà còn là những câu chuyện truyền thuyết về con Lạc cháu Hồng, về lịch sử và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay những ngày lễ, tết lớn của dân tộc. Dẫu chưa đủ lớn để hiểu nhiều về những câu chuyện bà kể nhưng nhìn ánh mắt chăm chú và cả những câu hỏi xoay quanh câu chuyện của bà cũng phần nào hiểu niềm yêu thích trong lòng con trẻ.

Nhịp sống hiện đại đang kéo những đứa trẻ rời xa truyền thống. Do đó, việc giáo dục con trẻ biết hướng về nguồn cội càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi, như cây có cội, như sông có nguồn, quê hương đã hào hiệp cho ta tất cả những gì tươi đẹp, vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm đem tình yêu đó vun đắp, làm đẹp quê hương.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.