(Baohatinh.vn) - Quy tụ lực lượng nghệ sỹ hùng hậu cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, bên cạnh “bữa tiệc” âm nhạc đặc sắc mang hơi thở ví giặm, chương trình nghệ thuật “Người Hà Tĩnh muôn phương” còn giới thiệu để khán giả cả nước hiểu hơn về văn hóa và con người vùng đất “núi Hồng, sông La”.
Tiết mục “Xuân qua miền ví giặm” và “Ngày tết Việt Nam” do Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh biểu diễn vừa được ghi hình ở Trung tâm Văn hóa - điện ảnh tỉnh.
Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa có Thông báo số 219-TB/TU ngày 11/1/2021 về việc đồng ý cho UBND tỉnh chủ trì thực hiện chương trình nghệ thuật mừng xuân Nhâm Dần 2022 “Người Hà Tĩnh muôn phương”.
Với thời lượng 120 phút, chương trình nghệ thuật “Người Hà Tĩnh muôn phương” được chia làm 3 phần tương ứng với 3 chương, gồm: Huyền thoại ông Đùng, Hà Tĩnh mình thương và Người Hà Tĩnh có thương.
Cùng với sự dẫn dắt của âm nhạc về mảnh đất và con người Hà Tĩnh, chương trình còn phát sóng các phóng sự giới thiệu quá trình hình thành, lịch sử phát triển, những thành tựu cũng như vẻ đẹp của văn hóa và con người Hà Tĩnh, như: phóng sự giới thiệu 190 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh; Hà Tĩnh vùng đất danh nhân; Nguyễn Du và Truyện Kiều; các lễ hội đặc sắc và những di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Tĩnh; người Hà Tĩnh muôn phương; đón công dân về từ vùng dịch; công trình nhà chống lũ...
Ca sỹ Đăng Thuật biểu diễn ghi hình tại sân khấu Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh.
Đặc biệt, bên cạnh những nghệ sỹ hàng đầu cả nước như: ca sỹ Trọng Tấn, nghệ sỹ Thanh Thanh Hiền (Hà Nội), nghệ sỹ đàn tranh Hải Phượng (TP Hồ Chí Minh)..., điểm nhấn của chương trình là các ca sỹ đạt giải Sao Mai người Hà Tĩnh như: Lê Mận, Thanh Quý, Đăng Thuật, Thanh Tài... cùng tham gia biểu diễn và dẫn dắt câu chuyện về cội nguồn văn hóa quê hương tại các địa chỉ văn hóa nổi tiếng của Hà Tĩnh.
Chương trình nghệ thuật “Người Hà Tĩnh muôn phương” do nhà báo Nguyễn Xuân Lam làm giám đốc sản xuất, đạo diễn Hà Thanh Hoàng làm tổng đạo diễn. Chương trình được thực hiện kết hợp ghi hình ở 2 đầu cầu Hà Tĩnh và Hà Nội. Trong đó, ngoài các tiết mục dàn dựng trên sân khấu, ê-kíp thực hiện chương trình còn tiến hành ghi hình ngoại cảnh ở nhiều địa điểm nổi tiếng ở Hà Tĩnh, như: Khu di tích Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc, chùa Hương Tích, thác Vũ Môn...
Tổng đạo diễn Hà Thanh Hoàng (thứ 5 hàng sau, từ trái sang) cùng ê-kíp tại chùa Hương Tích. Ảnh: NVCC
Dự kiến, chương trình “Người Hà Tĩnh muôn phương” sẽ được phát sóng trên 7 kênh của đài truyền hình quốc gia và địa phương như: VTV9, QPAN (Kênh Quốc phòng An ninh), THQH (Truyền hình Quốc Hội), HTV1, HTTV... vào các khung giờ vàng từ mồng 2 tết Nhâm Dần 2022.
Chương trình do UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì và được thực hiện theo nguồn kinh phí xã hội hóa.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.
7 năm làm Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Tám, thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã góp nhiều công sức xây dựng thôn ngày càng đổi mới.
Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thời gian qua, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh được xếp hạng đã tạo cơ sở để các địa phương, chủ sở hữu công trình phát huy giá trị di sản trong đời sống.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ngày 18 tháng Giêng âm lịch hằng năm, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) tổ chức lễ giỗ, tưởng nhớ Tướng công Nguyễn Tuấn Thiện nhằm lan tỏa giá trị di sản ông để lại cho đời sau.
Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.