Vì sao 1 thôn ở Vũ Quang không thể dùng điều hòa?

(Baohatinh.vn) - Nằm ở điểm cuối của xã Quang Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh), 46 hộ dân đang phải chịu cảnh điện “có cũng như không” vào giờ cao điểm.

Video nguồn điện chập chờn tại thôn 7, xã Quang Thọ.

Thôn 7 (xã Quang Thọ) hiện có 46 hộ dân với 217 nhân khẩu, là điểm cuối cùng của xã Quang Thọ (giáp với xã Đức Liên ở phía Bắc). Tại đây, có một trạm biến áp được lắp đặt vào năm 2001, cấp điện cho 3 thôn 5, 6, 7 với tổng 251 khách hàng.

Thời gian đầu, đường dây truyền tải là dây trần, gây hao hụt điện năng, truyền tải điện yếu. Trước tình hình đó, Điện lực huyện Vũ Quang đã thay thế bằng dây bọc để khắc phục. Tuy nhiên, theo thời gian, người dân sử dụng nhiều thiết bị điện nên nguồn điện yếu dần, mất ổn định, đặc biệt là vào mùa hè.

Vì sao 1 thôn ở Vũ Quang không thể dùng điều hòa?

Trạm biến áp được đặt tại thôn 6, cấp điện cho 251 khách hàng tại 3 thôn 5, 6 và 7.

Bên cạnh đó, thôn 7 là điểm cuối của đường truyền, cách xa trạm biến áp (hộ xa nhất cách trạm hơn 3km); tại thôn 5 và thôn 6 có nhiều trang trại trồng cam, sử dụng nguồn điện lớn để tưới tiêu, sinh hoạt. Hiện, nguồn điện ở thôn 7 chỉ đủ dùng cho những thiết bị điện công suất nhỏ. Vì nguồn điện quá yếu nên cả 46 hộ dân đều không thể lắp điều hòa để sử dụng trong thời tiết nắng nóng.

“Nguồn điện tại đây khá yếu và chập chờn nên các thiết bị điện như tivi, quạt, nồi cơm điện… nhanh hư hỏng. Chỉ riêng trong tuần này, tôi đã nhận sửa chữa gần 10 thiết bị điện của bà con xung quanh”, anh Nguyễn Văn Sự - thợ sửa chữa đồ điện tại thôn 7 cho biết.

Vì sao 1 thôn ở Vũ Quang không thể dùng điều hòa?

Anh Nguyễn Văn Sự đã nhận sửa chữa gần 10 thiết bị điện bị hư hỏng do nguồn điện chập chờn.

Để điện “khỏe”, một số hộ dân đã chọn cách mua các bộ ổn áp. Tuy nhiên, khi dùng ổn áp thì nguồn điện các gia đình xung quanh lại càng yếu hoặc mất hẳn. Bởi vậy, 46 hộ dân tại thôn 7 đã thống nhất không sử dụng các thiết bị ổn áp, kích nguồn điện để tránh gây ảnh hưởng đến nguồn điện sinh hoạt chung.

“Gia đình tôi trước đây có mua bộ ổn áp hơn 10 triệu đồng để giữ cho nguồn điện ổn định. Song, nguồn điện gia đình chúng tôi hoạt động được bình thường thì các thiết bị điện của hộ xung quanh không sử dụng được. Vì thế, tôi và những hộ đã mua ổn áp lựa chọn cách ngưng sử dụng để tránh ảnh hưởng đến mọi người”, ông Nguyễn Văn Hà (người dân thôn 7) thông tin.

Theo ghi nhận, nguồn điện tại thôn 7 xảy ra tình trạng điện chập chờn, tụt điện áp xuống 120V– 140V vào khoảng thời gian từ 10h-13h và từ 18h – 23h mỗi ngày.

Vì sao 1 thôn ở Vũ Quang không thể dùng điều hòa?

Điện áp tại thôn 7 xuống thấp vào giờ cao điểm.

“Do dùng đường dây cũ, hệ thống đường truyền xa nên điện năng khi đến các hộ dân ở thôn 7 bị hao hụt nhiều. Đơn vị đã tính phương án kéo đường dây mới, gần trạm biến áp hơn để công tác truyền tải điện được ổn định. Tuy nhiên, công tác GPMB để cắm cột gặp vướng mắc, nhiều hộ dân không đồng ý hoặc chi phí bồi thường quá cao. Chúng tôi luôn sẵn sàng kéo đường dây mới nếu địa phương hỗ trợ GPMB để cắm cột, kéo dây”, ông Hoàng Xuân Hoài – Giám đốc Điện lực huyện Vũ Quang cho hay.

Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch UBND xã Quang Thọ cho biết: “Ngành điện đã về tiến hành khảo sát và lập phương án kéo đường dây trung thế, đồng thời lắp thêm trạm biến áp mới. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa thực hiện được vì đường dây phải đi qua rất nhiều hộ dân. Chính quyền địa phương sẽ tư vấn với Điện lực Vũ Quang chuyển hướng đi của đường dây theo phương án khác. Việc có một Trạm biến áp đáp ứng đủ nguồn điện cho các hộ dân ở thôn 7 là cần thiết”.

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.