Viện dưỡng lão cho thanh niên

Nhà dưỡng lão ở Trung Quốc không chỉ dành cho người già mà còn có thể dành cho những người trẻ kiệt sức, muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 30.

"Một số người có thể thắc mắc tại sao những người trẻ này lại nghỉ hưu sớm như vậy, nhưng nhiều người ở độ tuổi 30 đang cảm thấy lạc lõng. Tôi từng là một trong số họ", Lu Leilei, 32 tuổi, chủ một viện dưỡng lão cho thanh niên ở Vân Nam, khai trương đầu năm 2024 cho biết.

Tại Trung Quốc, các viện dưỡng lão cho thanh niên không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, mà cả thành phố nhỏ như Vân Nam, Sơn Đông. Tại đây áp dụng triết lý Fire - độc lập về tài chính, nghỉ hưu sớm hay "nằm phẳng" tức sống tối giản, làm vừa đủ để trang trải cuộc sống.

Không gian viện dưỡng lão dành cho thanh niên giống nơi nghỉ dưỡng. Ảnh: QQ
Không gian viện dưỡng lão dành cho thanh niên giống nơi nghỉ dưỡng. Ảnh: QQ

Các viện dưỡng lão này không cần y bác sĩ và người chăm sóc như thông thường. Họ tập trung vào sức khỏe tinh thần và thường có các quán bar, quán cà phê và phòng karaoke, mang đến không gian để mọi người giao lưu, giải tỏa và thư giãn. Hầu hết cư dân là thanh niên ở độ tuổi 20 và 30. Đối với một số người, khái niệm "nghỉ hưu" chỉ như một sự rút lui tạm thời khỏi áp lực cuộc sống và công việc.

Tại cơ sở của Lu, buổi sáng của các cư dân bắt đầu bằng cà phê tại quán bar. Sau đó, họ tập khí công trong sân và thiền định trên núi. Buổi chiều, họ làm ruộng, câu cá và nấu bữa tối trong bếp chung. Đến tối, mọi người sinh hoạt bên bếp lửa, thưởng thức đồ uống, trò chuyện, chơi mạt chược và hát hò.

Khác với viện dưỡng lão của người già, nơi đây giống như nhà tập thể, mọi người làm việc vì lợi ích chung. Cơ sở có 12 phòng ngủ với giá 1.500 tệ mỗi tháng (5,2 triệu đồng).

Tại một "viện dưỡng lão" cho thanh thiếu niên khác ở Hà Bắc, ông chủ Li Xiaolan không thu phí cư dân nhưng yêu cầu họ đóng góp vào việc duy trì và phát triển ngôi nhà chung.

Những người trẻ đến các trung tâm dưỡng lão này để nghỉ ngơi một khoảng thời gian. Ảnh: QQ
Những người trẻ đến các trung tâm dưỡng lão này để nghỉ ngơi một khoảng thời gian. Ảnh: QQ

Giá cả rẻ so với mức trung bình 5.000 tệ (17,5 triệu đồng) của viện dưỡng lão cho người cao tuổi, nên các cơ sở này đặc biệt này thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Nhiều người bình luận tỏ ra thích thú và muốn thử trải nghiệm. "Đây là cuộc sống lý tưởng của giới trẻ", một người nói. "Tôi cũng muốn đi! Địa chỉ của bạn ở đâu?", người khác hỏi.

Anh Lu cho biết kể từ khi đăng về viện dưỡng lão thanh niên, mỗi ngày nhận được hàng trăm tin nhắn và yêu cầu kết bạn.

"Tất cả đều hỏi về cách chuyển đến", Lu nói.

vnexpress.net

Đọc thêm

Gội đầu bằng AI

Gội đầu bằng AI

Nhiều cửa hàng ở Quảng Châu trang bị máy gội đầu vận hành bằng AI, có thể làm sạch và xả tóc cho khách trong 13 phút.
Cô dâu bị nghi ngờ là AI vì quá đẹp

Cô dâu bị nghi ngờ là AI vì quá đẹp

TVideo lễ cưới của một cô dâu người Hồi ở Cam Túc gây bão mạng xã hội bởi nhiều người nghĩ nhan sắc "đẹp như tranh vẽ" của cô bị nghi là sản phẩm của công nghệ AI.
Quà của đàn ông

Quà của đàn ông

Có ba cô gái Gen Z đang giúp tôi biên tập một cuốn sách. Chúng hài hước, tinh nghịch, gọi tôi lúc là “anh”, khi là “tía”.
Lợi thế của người hay quên

Lợi thế của người hay quên

Tính hay quên gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra đặc điểm này cũng có những lợi ích nhất định.
Bi kịch tuổi già tại Nhật Bản: Những người phụ nữ muốn ở tù

Bi kịch tuổi già tại Nhật Bản: Những người phụ nữ muốn ở tù

Các phòng đều chật kín những người già, tay nhăn nheo và lưng còng. Họ lê bước chậm rãi xuống hành lang, một số người dùng xe vịn đi. Nhân viên giúp họ tắm rửa, ăn uống, đi lại và uống thuốc. Nhưng đây không phải là viện dưỡng lão, mà là nhà tù lớn nhất Nhật Bản dành cho phụ nữ lớn nhất.
Nghề khen người lạ

Nghề khen người lạ

Người đàn ông 43 tuổi biệt danh Uncle Praise (ông chú khen ngợi), đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt ba năm qua bằng việc liên tục tán dương người khác.
Nghề cắt mí, sửa môi cho cá

Nghề cắt mí, sửa môi cho cá

Nhỏ vài giọt dung dịch gây mê vào chậu nước, đợi chú cá rồng ngất đi, anh Hà Nguyên Hoàng mới nhẹ nhàng vớt lên "bàn mổ" là tấm bạt được trải sẵn.