Vitamin: Nguy hiểm khi lạm dụng

Vitamin cần được sử dụng đúng liều lượng, dưới sự tư vấn và điều trị của thầy thuốc, dùng liều cao, dài ngày gây nên những tác dụng phụ. Biến chứng do thừa vitamin sẽ ảnh hưởng sức khỏe, đôi khi nghiêm trọng.

Vitamin hay còn gọi là “sinh tố”, là phân tử hữu cơ cần thiết với một lượng rất nhỏ cho hoạt động bình thường của cơ thể, có rất nhiều loại vitamin, chúng khác nhau về bản chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý. Theo dõi và bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể là một việc nên làm để cải thiện, nâng cao sức khỏe.

vitamin nguy hiem khi lam dung

Thừa vitamin A: nguy cơ dị tật thai nhi và hại gan:

Chúng ta đã biết, vitamin A có tác dụng trong tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Nhưng khi thừa vitamin A do uống dầu cá hay các chế phẩm đa vitamin và khoáng chất, hay gặp ở trẻ nhỏ do bố mẹ ép uống có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ. Ngay cả người lớn và trẻ lớn khi dùng quá nhiều cũng gây nên khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng lông tóc...; phụ nữ đang mang thai nếu lạm dụng cũng có thể gây ra quái thai. Ngoài ra, còn gây sưng gan lách, thiếu máu nhược sắc, chán ăn, mẩn ngứa, to đầu, chóng mặt, buồn nôn... Thêm vào đó, lượng vitamin A tăng cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến gan, làm mỏng xương, khiến tăng rủi ro bị khuyết tật khi sinh.

Nhu cầu hàng ngày về vitamin A ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg. Ngộ độc vitamin A có thể xảy ra khi uống trên 12.000mcg (tương đương 40.000UI) mỗi ngày. Ở phụ nữ mang thai, liều vitamin A bổ sung quá cao (quá 10.000 đơn vị) tương đương 3.000mcg thì sẽ xảy ra ngộ độc, gây ra những phát triển bất thường cho thai nhi (dị dạng), đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thậm chí nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A cũng gây ra tình trạng thừa vitamin A. Điển hình như việc nếu ngày nào bà mẹ cũng ăn một quả đu đủ, cà rốt thì sau một thời gian sẽ thấy trẻ vàng da. Đó chính là do mẹ ăn quá nhiều vitamin A, lượng vitamin A này qua sữa mẹ chuyển qua cho em bé.

vitamin nguy hiem khi lam dung

Phụ nữ đang mang thai nếu lạm dụng vitamin A có thể gây ra quái thai

Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, nếu dùng quá mức sẽ được lưu giữ lại trong các tổ chức mỡ và có thể gây ngộ độc. Vitamin A rất cần cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh nói chung và thần kinh võng mạc mắt nói riêng. Nhưng việc dùng quá nhiều vitamin A, nhất là vào những tháng thai nghén đầu tiên, sẽ có thể làm thai nhi bị dị tật cũng ở các bộ phận đó.

Vitamin A có nhiều trong trứng vịt, khi cho trẻ em ăn quá nhiều sẽ gây hại gan là do hàm lượng vitamin A trong trứng cao. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương. Còn thành phần cholesterol trong trứng cũng cần thiết với trẻ để phát triển các tế bào thần kinh nhưng ăn thường xuyên trứng sẽ là nguyên nhân tích lũy cholesterol dẫn đến làm cao mỡ gan, mỡ máu, tăng nguy cơ tim mạch.

Thai phụ thay vì uống bổ sung vitamin A, nên khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin A. Trong trường hợp ở những nơi không có điều kiện ăn đầy đủ các thực phẩm mới nên bổ sung vitamin A và cũng chỉ nên bổ sung 2.000 đơn vị. Nên ăn các thức ăn giàu vitamin A như: thịt, cá, trứng, sữa, đặc biệt là gan. Bên cạnh đó, những loại hoa quả có màu đỏ, màu vàng như đu đủ, cà chua, cà rốt, những loại rau màu xanh đậm như rau ngót, mồng tơi, rau muống, rau đay cũng là thực phẩm giàu vitamin A. Một tuần, thai phụ có hai bữa gan là có thể đáp ứng nhu cầu vitamin A.

Sau khi sinh, nhu cầu về vitamin A tăng cao để qua sữa mẹ cung cấp cho cho em bé nên khuyến nghị là trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh nên uống bổ sung 2.000 đơn vị, kết hợp với chế độ ăn được tăng cường thì sẽ đáp ứng được nhu cầu vitamin A của cả mẹ và em bé.

Những người có bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tốt nhất nên ăn trứng vào buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc.

Thừa vitamin C: sỏi thận và chứng Metabolic acidosis:

Vitamin C có khả năng chống oxy hóa rất cao nên có thể chống các phần tử tự do, giúp phòng chống ung thư. Ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng, làm tăng tác dụng của histaminaza (có tác dụng kháng histamin rõ rệt), làm trơn thành mạch, làm đẹp da... Chính vậy mà vitamin C đã bị lạm dụng thông qua con đường tiêm tĩnh mạch với liều cao thường xuyên nên đã gây ra những tác hại nguy hiểm như: sỏi thận, làm toan máu, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị chứng “metabolic acidosis”, xảy ra khi lượng axít trong cơ thể tăng cao. Triệu chứng có thể có là: đau đầu, đau lưng, lo âu, giảm sức nhìn, buồn nôn, nôn, đau bụng và sự mất nước.

Vitamin C tuy ít tích lũy nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thật oxalat hoặc sỏi thận urat hoặc bệnh gút do thải nhiều urat, giảm độ bền hồng câu.

Thừa vitamin D: tiêu xương do tăng canxi máu:

Vitamin D có vai trò tham gia chuyển hóa và hấp thu canxi dưới dạng phosphat tại ruột. Canxi đọng ở xương răng làm cho răng, xương được cứng chắc. Ngoài nguồn vitamin D hấp thu được từ thực phẩm, vitamin D còn có nguồn được tạo ra nhờ tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mà ergosterin chuyển thành vitamin D2 dưới da.

Nếu như lạm dụng vitamin D sẽ gây ra ngộ độc cho cơ thể: làm tăng hàm lượng canxi trong máu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận đọng canxi ở thận, dẫn tới tử vong. Ngoài ra, thừa vitamin D còn gây ra tỉ lệ phospho máu giảm, kết hợp tăng canxi máu gây nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau các khớp, sốt cao, chảy máu võng mạc, rối loạn tâm thần, co giật dạng động kinh, đi tiểu tăng lên, mất nước, tăng huyết áp. Những tác dụng này chỉ xuất hiện với liều rất cao và dùng trong nhiều tuần.

Ở trẻ em gây chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Người lớn dùng quá liều lâu ngày cũng bị chán ăn, nôn ói, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng quá thừa vitamin D sẽ bị vôi hóa nhau thai. Nói chung theo một số nhà khoa học, thừa vitamin không còn tạo xương mà là tiêu xương (do tăng canxi máu).

Nếu ngộ độc xảy ra, sẽ có sự canxi hóa mô: muối canxi được lắng đọng ở thận, mạch máu, tim, phổi.

Dùng liều cao lúc có thai có thể gây sẩy thai hay tăng canxi máu ở trẻ bú mẹ (chậm phát triển về tâm thần vận động, bất thường về tim mạch)..

Vitamine D và những dẫn xuất của chúng hoàn toàn chống chỉ định cho các trường hợp canxi máu, canxi niệu hay sỏi canxi.

Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích lũy thuốc, làm tăng canxi máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, tiểu ra protein, canxi hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.

Thừa vitamin B12:

Vitamin B12 điều hòa chuyển hóa đạm, tăng cường tạo hồng cầu, làm hạ tỉ lệ cholesterol. Ngoài ra còn tác dụng chống dị ứng, giảm đau. Thiếu B12 và axit folic làm tổn thương đến sự tổng hợp axít nucleic, ảnh hưởng tới chức năng tạo máu và hệ thần kinh. Nhưng khi lạm dụng gây dư thừa vitamin B12 có thể gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim... Có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng váng, nổi mề đay. Sử dụng liều cao cần có sự chỉ định của thầy thuốc.

Thừa vitamin B1:

Độc tính của Vitamin B1 rất yếu. Do đó người ta chỉ nhận rằng, liều cao chỉ có thể gây lợi tiểu.

Thừa vitamin B2:

Vitamin B2 không độc nên không có dấu hiệu ngộ độc B2.

Thừa vitamin PP:

Lưu ý rằng vitamin PP tương ứng với hai thành phần khác nhau: nicotinamid và axít nicotinic. Nicotinamid không độc, do đó không có nguy cơ ngộ độc do quá liều. Nhưng axít nicotinic thường gây ra những tác dụng phụ như: giãn mạch (đỏ cổ, mặt, tay, ngứa) và có liều dùng thay đổi theo từng người nên người ta có thể ngăn ngừa những tác dụng phụ này bằng cách dùng trước kháng histamin.

Axít nicotinic cần được sử dụng cẩn thận ở những người bị dị ứng. Nó chống chỉ định trong loét dạ dày hay tá tràng, cũng như trong đái tháo đường và viêm gan.

Nhưng nicotinic còn có những đặc điểm mà nicotinamid không có: giãn mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid.

Thừa vitamin B6:

Có thể dẫn đến viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Với liều thấp, không có nguy cơ độc, nhưng với liều cao dùng kéo dài có thể gây chứng viêm đa dây thần kinh.

Thừa vitamin B9:

Ngày nay chưa thấy trường hợp nào bị ngộ độc do quá liều. Bệnh ung thư máu chống chỉ định dùng B9. Thiếu B9 kết hợp với B12 thường xảy ra. Khi đó, người ta khuyên nên bổ sung vitamine B12 trước.

Thừa vitamin K:

Thường gặp khi tiêm vitamin K kéo dài có thể gây tán huyết, vàng da.

Thừa vitamin E:

Quá thừa đưa đến rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, rối loạn thị giác.Làm giảm kết dính tiểu cầu cần thiết cho sự đông máu và có thể hấp thu vitamin K. Nó có thể xảy ra ở những bệnh nhân dùng kháng vitamin K hay bị rối loạn đông máu và tạo thuận lợi cho chảy máu.

Đối với người cao tuổi, các cơ quan thải trừ thuốc hoạt động kém, dễ đưa đến tích lũy thuốc trong cơ thể, đặc biệt đưa đến thừa vitamin.

Cách bổ sung vitamin tốt nhất là qua thức ăn, thức uống. Nếu sợ thiếu vitamin và cả chất khoáng, có thể dùng thuốc bổ sung nhưng nên dùng đúng liều, theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu dùng vitamin quá liều, thời gian dài, không có lợi cho cơ thể, có thể gây bệnh, thậm chí tử vong.

Theo BS.PHẠM NGỌC BẢO NGUYÊN/SK&ĐS

Đọc thêm

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?