Vũ khí điện từ Nga khiến Mỹ lạc hậu

Tuyên bố được Joseph Kirschbaum, lãnh đạo của Cơ quan Kiểm toán Mỹ đưa ra: "Chúng ta không phải cường quốc toàn cầu duy nhất hiểu được tầm quan trọng của tính ưu việt về phổ điện từ. Các đối thủ tiềm tàng như Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện năng lực của họ trong lĩnh vực này".

Vũ khí điện từ Nga khiến Mỹ lạc hậu

Mô phỏng cách tấn công của vũ khí điện từ.

Joseph Kirschbaum thừa nhận thêm rằng, Mỹ không thể còn tự tin về tính vượt trội của mình trong lĩnh vực điện từ. Dựa trên dữ liệu báo cáo, trước đây Lầu Năm Góc đã không thực hiện được các hành động cụ thể nào mang tính chiến lược trong lĩnh vực phổ điện từ.

Cũng theo vị quan chức này, hiện nay Nga đang phát triển nhiều loại vũ khí xung điện từ khác nhau có khả năng phá hủy quy mô lớn, trong đó có loại tên lửa mang đầu đạn xung điện từ công suất lớn.

Trong tác chiến hiện đại, vai trò của vũ khí xung điện từ nhằm phá hủy khả năng chiến đấu của một mục tiêu cụ thể đang ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng có vẻ như Nga đã quyết định lựa chọn hướng đi khác, đó là tạo ra một tên lửa mang đầu đạn xung điện từ có khả năng hủy diệt thiết bị điện, điện tử trong bán kính lên tới 400 km.

Thực tế cho thấy tác động của xung điện từ định hướng có phạm vi khá hạn chế, nhưng nếu sử dụng đầu đạn, vụ nổ sẽ tạo ra bức xạ điện từ (EMP) cực mạnh, đủ sức vô hiệu hóa mọi căn cứ quân sự, sở chỉ huy và trung tâm thông tin liên lạc của đối phương trong bán kính lên tới 400 km.

Loại vũ khí này được cho là đang dần hình thành ở Nga, hiện tại quá trình nghiên cứu đang được tiến hành khẩn trương và dự kiến trong tương lai, đầu đạn xung điện từ sẽ được tích hợp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Việc cho phát nổ một đầu đạn có khả năng tạo ra EMP đa hướng vô cùng mạnh mẽ, cho phép phá hủy toàn bộ căn cứ quân sự, làm gián đoạn hoạt động của vệ tinh, ngắt liên lạc, vô hiệu hóa hệ thống phòng không và tên lửa của đối phương.

Cuộc tấn công với vũ khí như vậy có thể được coi là bước đi chuẩn bị hoặc phòng ngừa, và chỉ cần một vài đầu đạn nổ cùng lúc trên lãnh thổ đối phương sẽ cho phép vô hiệu hóa toàn bộ không quân, hải quân cũng như hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, ngoài ra hoàn toàn không gây tổn thất về nhân lực.

Đáng chú ý là nếu một đầu đạn được kích hoạt ở độ cao vài chục km, các phương tiện phòng không của Mỹ sẽ khó mà đánh chặn nổi, và trong tình huống này bán kính bức xạ điện từ sẽ lên tới 400 km. Đây rõ ràng là nguy cơ lớn không chỉ với Mỹ mà với cả các nước đồng minh, quan chức Mỹ thừa nhận.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast