Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Sáng 6/9, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh quán triệt kế hoạch Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, các chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; bổ cứu phương án phòng chống thiên tai.

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đã quán triệt kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch số 193-KH/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW.

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng quán triệt kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kế hoạch nêu rõ các nội dung cần thực hiện như: thành lập các tiểu ban, tổ giúp việc đại hội từ cấp xã đến tỉnh; chuẩn bị dự thảo văn kiện của cấp ủy trình đại hội, tiến độ xây dựng văn kiện; tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện; công tác chuẩn bị nhân sự, bầu cử cấp ủy; thời gian dự kiến tiến hành đại hội đảng bộ các cấp...

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Hội nghị cũng được nghe hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 164/2019-NQ/HĐND ngày 20/8/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2021.

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang trình bày hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 164/2019-NQ/HĐND ngày 20/8/2019 của HĐND tỉnh.

Cũng tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã thông tin diễn biến mưa lũ trong những ngày qua trên địa bàn; công tác ứng phó, cứu trợ trong mưa lũ và những thiệt hại bước đầu do mưa lũ gây ra. Tính đến chiều 5/9, toàn tỉnh có 64 xã với 5.567 hộ bị ngập lụt, trong đó Hương Khê là địa phương có nhiều hộ dân ngập và ngập sâu.

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương cần chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tổ chức, rà soát hỗ trợ bà con vùng lũ, tuyệt đối không để nhân dân thiếu lương thực, nước uống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cũng thông tin: Theo dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, từ sáng nay (6/9) đến khoảng ngày 11/9, thời tiết tương đối tốt, có mưa rào và dông vài nơi, ngày có nắng yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Thảo luận tại hội nghị, đại biểu đề xuất một số ý kiến xoay quanh nội dung thực hiện Nghị quyết số 164/2019-NQ/HĐND ngày 20/8/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2021.

Đại biểu mong muốn tỉnh cho phép các huyện tạm ứng ngân sách để chi trả cho các đối tượng thuộc diện hỗ trợ.

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hổ đề xuất tạm ứng ngân sách tỉnh để chi trả kịp thời cho các đối tượng thuộc diện hỗ trợ.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị, sau khi có kế hoạch khung của tỉnh về triển khai Đại hội Đảng các cấp, cấp huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch của địa phương mình đồng thời chỉ đạo cấp xã triển khai, thực hiện kịp thời. Trong đó tập trung cốt lõi lấy ý kiến, thảo luận đóng góp vào dự thảo văn kiện; sàng lọc, chuẩn bị công tác nhân sự bài bản; rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua...

Bí thư Tỉnh ủy: Cả hệ thống chính trị tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Trong thực hiện chi trả chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư thuộc diện sáp nhập xã cần kịp thời, đúng đối tượng.

Đối với nội dung thực hiện Nghị quyết số 164/2019-NQ/HĐND ngày 20/8/2019 của HĐND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu trên tinh thần quyết tâm cao nhất, các địa phương cần rà soát, chọn lọc khách quan để xây dựng bộ máy ưu tú nhất, tinh gọn nhất, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong thực hiện chi trả chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư thuộc diện sáp nhập xã cần kịp thời, đúng đối tượng.

Yêu cầu Sở Nội vụ, Sở Tài chính tiếp thu các ý kiến tại hội nghị hoàn chỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 164, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên các nội dung liên quan.

Liên quan đến các nội dung về tình hình mưa lũ, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng trong việc phòng chống, ứng phó. Tuy nhiên, các địa phương, đơn vị cũng cần rút kinh nghiệm, bài học để chủ động phương án đề phòng trước mùa mưa bão, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cả hệ thống chính trị cần tập trung nhân lực, vật lực hỗ trợ người dân tối đa với tinh thần nước rút đến đâu khắc phục đến đó; đảm bảo lương thực, nước uống; tập trung vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các trường học ngập lụt để các em học sinh được đến lớp sớm nhất.

Quán triệt, tuyên truyền trong nhân dân không chủ quan, liều lĩnh vớt củi, đánh bắt cá sau mưa lũ; tập trung thu hoạch diện tích lúa hè thu còn lại; động viên người dân vùng trồng bưởi Phúc Trạch tiếp tục thu hoạch, tiêu thụ bưởi.

Đối với các công trình trọng điểm hư hỏng cần kiểm tra, huy động các nguồn lực khắc phục.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...