Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân: Hãy nêu gương, đừng chiếu lệ!

Việc tiếp dân, đối thoại với dân cần được thực hiện nghiêm túc, không đợi đến bức xúc, không để tích tụ thành điểm nóng.

Kể từ ngày 18/2/2019, người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh và cấp huyện mỗi tháng 1 lần, cấp xã 2 lần trực tiếp tiếp dân, đối thoại với dân theo lịch thông báo công khai tại trụ sở hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan. Đây là nội dung Quy định số 11 về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân” của Bộ Chính trị.

Sẽ có người nêu câu hỏi: Luật tiếp công dân đã được ban hành, thì việc Đảng lại có thêm quy định về người đứng đầu cấp ủy tiếp dân có cần thiết hay không?

Xin thưa: Đây là quy định cần thiết đối với cấp ủy, vì mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng đều do Đảng lãnh đạo mà trực tiếp là cấp ủy các cấp. Mọi chủ trương, Nghị quyết của Đảng đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân, thì cấp ủy Đảng phải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và bức xúc xã hội phát sinh. Vì vậy, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lắng nghe mới có thể chỉ đạo đúng, khắc phục tình trạng quan liêu giấy tờ, chỉ nói mà không làm, chỉ hứa mà không thấy kết quả.

Thực tiễn những năm qua đã xuất hiện nhiều đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy địa phương với người dân; không ít “điểm nóng” đã được giải quyết ổn thỏa. Nhưng hiện vẫn còn nhiều vấn đề, vụ việc bức xúc khiến người dân đặt câu hỏi về vai trò của cấp ủy địa phương: Cấp ủy ở đâu, người đứng đầu cấp ủy làm gì khi nạn cho vay nặng lãi và xã hội đen đòi nợ thuê lộng hành, chèn ép người dân ngay trên địa bàn? Cấp ủy ở đâu khi từng nhóm bán hàng đa cấp lừa đảo, len lỏi tới mọi ngõ ngách, từ thành thị tràn về nông thôn, miền núi?

Người đứng đầu cấp ủy có trách nhiệm thế nào trong rất nhiều vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài 5 năm, 10 năm, từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác mà chưa hẹn ngày kết thúc? Người đứng đầu cấp ủy chỉ đạo những gì khi tình trạng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, truyền đạo trái phép… hoạt động công khai ở các đình chùa, miếu mạo, lan đến cả trường học, bệnh viện và khu công nghiệp?

Và xót xa hơn: cấp ủy ở đâu khi những bức xúc, dồn nén lâu ngày bùng phát thành bạo động, biểu tình, gây rối, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương…

Nếu không tiếp dân theo kiểu “chiếu lệ”, người đứng đầu cấp ủy sẽ nghe được dân nói, sẽ cảm nhận, chia sẻ những bức bối trong lòng họ, sẽ tự thấy mình còn quan liêu, giấy tờ, xa dân, ít thực tiễn. Nếu người đứng đầu cấp ủy tiếp dân không chiếu lệ, sẽ có thể đối thoại, chất vấn trực tiếp với cấp dưới và bộ phận tham mưu của mình về những vấn đề vướng mắc từ dân.

Và biết đâu đó, trong những báo cáo “ngay ngắn” kia, người đứng đầu cấp ủy lại thấy được ý đồ của nhóm lợi ích nào đó; lại có thể phát hiện những cán bộ năng lực yếu kém, quan liêu xa rời dân, có phẩm chất đạo đức không trong sáng. Bởi không ít vụ việc bức xúc, cấp ủy chỉ biết sự thật qua báo chí và mạng xã hội.

Tiếp dân, giải quyết bức xúc, kiến nghị, góp ý của dân là một trong nhiều kênh thông tin quan trọng đối với người đứng đầu cấp ủy. Tuy nhiên, việc tiếp dân, đối thoại với dân cần được thực hiện nghiêm túc, không đợi đến bức xúc, không để tích tụ thành điểm nóng, không đổ lỗi để làm nhẹ đi trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa phương.

Bởi thực tế có những vụ việc, người đứng đầu cấp ủy thiếu chỉ đạo quyết liệt, thậm chí thiếu dũng khí, do sợ ảnh hưởng đến số phiếu bầu, phiếu tín nhiệm của mình. Người đứng đầu cấp ủy như vậy thường “dĩ hòa vi quý”, thường chỉ đạo theo kiểu “trấn an dư luận” hoặc “cưỡi ngựa xem hoa”.

Tránh được tình trạng này và khi người đứng đầu cấp ủy làm gương tiếp dân định kỳ một cách thực chất, thì người có trách nhiệm khác sẽ không có lý do gì để “né” tiếp dân hoặc tiếp dân một cách chiếu lệ từng diễn ra thời gian qua./.

Theo VOV

Đọc thêm

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Hoàn thành các nội dung, hồ sơ để trình Trung ương Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, Hà Tĩnh đang tiếp tục triển khai nhiều phần việc liên quan về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã có cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh liên quan nội dung này.
Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.
Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).