Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại

(Baohatinh.vn) - Sáng 5/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2015, đánh giá 5 năm 2011 – 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch 5 năm 2016- 2020.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Giám đốc Sở NN& PTNT Đặng Ngọc Sơn chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị

Trong những năm qua, ngành NN&PTNT đã tập trung cao cho công tác tái cơ cấu trên các lĩnh vực và đã đem lại những kết quả tích cực bước đầu. Theo đó, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, tăng số lượng theo nhu cầu thị trường. Nhiều địa phương chuyển biến rõ nét trong việc lựa chọn cây con, tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị theo quy mô lớn, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tốc độ cơ giới hóa tăng nhanh, giảm tổn thất và chi phí…

Riêng năm 2015, tốc độ tăng GDP đạt 2,41%; giá trị sản xuất tăng 2,62%, trong đó, nông nghiệp tăng 2,28%, lâm nghiệp tăng 7,92%, thủy sản tăng 3,06%. Cả nước có 1.526 xã đạt chuẩn NTM, 15 huyện được công nhận NTM.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng giai đoạn 2011 – 2015, ngành NN&PTNT vẫn đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững…

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh

Năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, ngành NN&PTNT tiếp tục mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước, thúc đẩy xuất khẩu… Chỉ tiêu cụ thể là: tăng giá trị sản xuất của ngành từ 3-4%, năng suất lao động bình quân 40 triệu đồng/người, kim ngạch nông-lâm-thủy sản đạt 40 tỷ USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 2% và 50% số xã đạt chuẩn NTM.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực của ngành NN&PTNT nhằm vượt qua khó khăn, thách thức, đạt kết quả toàn diện trên từng lĩnh vực, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển KT – XH.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước; chú trọng hướng đến hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp, có cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp khu vực nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp; tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa KHCN vào sản xuất.

Mặt khác, cần tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp, nhất là các nông lâm trường quốc doanh; xây dựng NTM tập trung vào các mũi trọng điểm; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng…

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu ngành NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức sản xuất gắn với chuyển đổi ruộng đất; phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chế tài xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá lại những diện tích trồng rau - củ - quả để kịp thời báo cáo với tỉnh; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, quản lý bảo vệ rừng…

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.