Xây dựng xã hội học tập từ mỗi công dân, gia đình và dòng họ

(Baohatinh.vn) - Xây dựng xã hội học tập sẽ thúc đẩy phong trào học tập trên địa bàn dân cư, gắn kết các gia đình, dòng họ thành một lực lượng đoàn kết, nhất trí, đồng thuận trong phong trào toàn dân thi đua học tập suốt đời.

Điểm cầu Hà Tĩnh.

Chiều 15/8, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT&DL tổ chức Hội thảo trực tuyến “Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đoàn Văn Việt cùng chủ trì điểm cầu tại Trung ương.

Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khuyến học tỉnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan khẳng định: Việc khai thác nét đẹp truyền thống quý báu của dòng họ để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Hội thảo sẽ góp phần thực hiện tốt chiến lược văn hóa, tìm ra yếu tốt cốt lõi để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao công tác phối hợp chuẩn bị cho hội thảo của các đơn vị chủ trì: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT&DL và Hội Khuyến học Việt Nam. Đồng thời đề nghị các tham luận cần nêu bật những kinh nghiệm thực tế, cách làm hay, giải pháp tích cực trong việc phát huy tinh thần hiếu học, giữ gìn nền nếp gia phong, nâng cao hơn nữa vai trò của gia đình, dòng họ trong giáo dục truyền thống hiếu học, hình thành, phát huy những nét đẹp văn hóa và giá trị văn hóa trong điều kiện đời sống mới.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng đã tham gia đóng góp các ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm về những mô hình, cách làm tích cực trong việc xây dựng gia đình, dòng họ, xã hội học tập, cách triển khai xây dựng, duy trì hiệu quả quỹ khuyến học, đề xuất việc gắn kết mô hình “Gia đình học tập” vào việc đánh giá, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”… Từ đó nâng cao công tác khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Thời gian qua, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tiêu biểu như: Chỉ thị số 47-CT/TU, ngày 18/3/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong những năm tới; Công văn số 888-CV/TU, ngày 07/4/2022 về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn từ nay đến năm 2030”; Kết luận số 39-KL/TU, ngày 28/01/2022 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo”.

HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành gần 90 cơ chế, chính sách cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về giáo dục và đào tạo, công tác khuyến học phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức, đoàn đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Hội khuyến học các cấp không ngừng được củng cố, kiện toàn; nhiều mô hình học tập được xây dựng và phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo cá nhân, gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng tham gia. Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng được triển khai khá bài bản và đạt kết quả tích cực với tỷ lệ từ 90-95% đơn vị cấp xã được công nhận danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói