Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

(Baohatinh.vn) - Trong tâm thức của mỗi người Việt, gia đình luôn mang ý nghĩa to lớn, là điểm tựa vững chắc, bến đỗ bình yên trước những sóng gió cuộc đời. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Chính vì vậy, vun đắp hạnh phúc gia đình là góp phần xây dựng đất nước.

Từ cội nguồn văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn gọi gia đình là “tổ ấm”. Tổ ấm không chỉ là nơi duy trì nòi giống mà còn là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Tổ ấm là nơi mà mỗi người dù bất luận trong hoàn cảnh nào cũng muốn quay về tìm kiếm sự bình yên.

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhung, bà Từ Thị Bảy (thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) có nhiều con cháu học hành đỗ đạt, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước.

Trải qua nhiều giai đoạn, xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng những giá trị chuẩn mực, mang bản sắc văn hóa dân tộc vẫn luôn được bảo lưu và trở thành nền tảng xây dựng văn hóa gia đình Việt. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào; là lòng thủy chung, hiếu nghĩa; là tinh thần hiếu học, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường trong gian khó…

Ông Thái Văn Sinh, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho rằng: “Con người Hà Tĩnh bộc trực, ngay thẳng nhưng luôn thủy chung, trọn nghĩa, vẹn tình. Tính cách đó chi phối nhiều đến cách giáo dục con cháu trong gia đình của người Hà Tĩnh. Người Hà Tĩnh thường dạy con cháu ngay thẳng, thật thà; biết yêu lao động, biết tích cóp để phòng thân, để thoát khỏi đói nghèo. Đặc biệt, họ ý thức rất rõ giá trị của sự học nên dù nghèo vẫn nuôi con cái ăn học đỗ đạt thành tài. Thế nên, Hà Tĩnh nổi danh là vùng đất học”.

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Làng Đông Thái (Tùng Ảnh - Đức Thọ) (Ảnh Thu Hà).

Thời nào cũng có người Hà Tĩnh đỗ đạt cao trong các kỳ thi, đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Không ít những gia đình có nhiều thế hệ đỗ đạt, đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước như: Phan Đình Phùng, Phan Trọng Tuệ, Phan Anh, Phan Mỹ (Đức Thọ); Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Du, Nguyễn Khản (Nghi Xuân); Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ (Can Lộc); Nguyễn Khắc Niêm, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Khắc Phê (Hương Sơn); Đinh Nho Công, Đinh Nho Hoàn, Đinh Nho Hào (Hương Sơn); Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Lê (Lộc Hà)...

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Nhà thờ dòng họ Phan Huy (di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia) là nơi phụng thờ các bậc tiền nhân có nhiều công lao với dân, với nước của dòng họ. Đây cũng là địa chỉ giáo dục truyền thống văn hóa, hiếu học cho đời sau trên quê hương xã Thạch Châu (Lộc Hà).

Truyền thống của gia đình, dòng họ đóng vai trò vô cùng to lớn trong hình thành nhân cách, trí tuệ của những danh nhân, hào kiệt đó. Truyền thống đó vẫn được gìn giữ, phát huy qua nhiều thế hệ người dân Hà Tĩnh. Hiện nay, nhiều địa phương có gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học; duy trì và phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài...

Vai trò của gia đình trong đời sống hiện đại

Theo xu thế phát triển của xã hội, gia đình hạt nhân dần thay thế mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ. Điều đó ít nhiều khiến sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong mỗi gia đình có khoảng cách. Để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt trong đời sống hiện đại, các thành viên, nhất là vợ và chồng cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc...

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Gia đình bình an là nền tảng để xây dựng một xã hội hạnh phúc. (Ảnh Tiệm nhà cỏ).

Cuộc sống hiện đại với đủ đầy vật chất, nhiều sự lựa chọn cho tương lai, vai trò đồng hành của cha mẹ với con cái càng phải được phát huy hơn bao giờ hết. Em Phan Tuấn Bảo (lớp 9/1 - Trường THCS Lê Văn Thiêm) - thủ khoa môn Văn trong kỳ thi tuyển vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, chia sẻ: “Em là người may mắn khi có sự đồng hành, hỗ trợ lớn từ gia đình, đặc biệt là mẹ em. Mẹ không chỉ truyền tình yêu môn học, định hướng tương lai mà còn là một tấm gương về tinh thần lao động sáng tạo, là người bạn để em chia sẻ mọi điều trong cuộc sống”.

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Gia đình là điểm tựa vững chắc để em Phan Tuấn Bảo gặt hái những thành công trong học tập. (Ảnh Thúy Ngọc).

Ngày Gia đình Việt Nam 2022 với chủ đề “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” càng khẳng định vai trò của gia đình trong giáo dục, hình thành nhân cách, tài năng của mỗi thành viên, đóng góp cho xã hội; đồng thời, đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, hạnh phúc, tạo tiền đề cho một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Tiết mục hát ru do 4 thế hệ trong gia đình nghệ nhân Tiến Khởi (Hương Khê) trình diễn tại Liên hoan Hát ru và Dân vũ 2022.

Trong thời kỳ hội nhập, cần chú trọng phát triển gia đình theo hướng phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, lấy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam làm nền tảng để duy trì xây dựng văn hóa gia đình với những chuẩn mực.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Việt Hà cho biết: “Nhiều năm nay, Hội LHPN tỉnh luôn chú trọng đến hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững để tạo nền tảng vững chắc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.

Xây dựng “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” từ nền tảng giá trị truyền thống

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng địa phương tặng hoa và quà chúc mừng Ban Chủ nhiệm CLB “Gia đình hạnh phúc - sức sống mới” xã Thịnh Lộc.

Bà Nguyễn Thị Hệ - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở VH-TT&DL) cho rằng: “Để gia đình thực sự là bến đỗ bình yên, là nơi mà dù thành công hay thất bại, các thành viên vẫn muốn quay về thì tình yêu thương, sự sẻ chia, trách nhiệm luôn phải được các thành viên đề cao, coi trọng. Hơn thế nữa, gia đình phải là “cái nôi” giáo dục đạo đức, rèn giũa lối sống, là nơi gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một gia đình bình an chính là tiền đề quan trọng để xây dựng một xã hội hạnh phúc”.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.