Ảnh minh họa từ internet
Tuy nhiên, lần trở lại ấy lại khiến tâm hồn chị tổn thương sâu hơn, ám ảnh hơn bởi những nét vẽ ghi lại hiện trường vụ tai nạn của lực lượng cảnh sát giao thông vẫn còn nguyên vẹn.
Ngay giữa mặt đường, những đường nét bằng sơn trắng xóa ghi dấu dáng nằm của chồng chị, bên cạnh là nét vẽ về chiếc xe máy… Ngay tức khắc, ký ức về cái ngày đau thương ấy trở lại mồn một trước mắt chị. Quá run rẩy, chị L. đã phải dừng xe lại và gọi người nhà đến chở về.
Bà T., một hộ dân sống gần đó cũng phàn nàn, nhà tôi ở cạnh nơi xẩy ra tai nạn, cảnh sát ghi lại hiện trường xong không xử lý hình vẽ nên ngày nào đi về, chúng tôi cũng bắt gặp. Mấy nhà hàng xóm bảo nhau hay là tổ chức cọ rửa mặt đường để thoát khỏi nỗi ám ảnh về vụ tai nạn thương tâm ấy.
Với sự đa dạng về phương tiện giao thông hiện nay, tai nạn xảy ra không ít. Sau mỗi vụ tai nạn nghiêm trọng, cảnh sát đều đến để vẽ, ghi lại hiện trường. Tuy nhiên, sau khi giải quyết vụ việc, cơ quan cảnh sát không xóa bỏ những hình vẽ tại hiện trường. Điều đó cũng gây tâm lý khó chịu cho nhiều người, nhất là người thân của các nạn nhân thường xuyên phải đi trên con đường ấy.
Dù rằng, theo thời gian, các vết sơn trắng ấy cũng sẽ phai dần. Nhưng, giá như, sau khi hoàn tất thủ tục xử lý các vụ tai nạn, lực lượng cảnh sát giao thông có phương án xóa bỏ dấu vết thì nỗi đau về cái chết của người thân sẽ không làm tổn thương thêm tâm hồn người ở lại; bà con hai bên đường và người tham gia giao thông cũng không bị ám ảnh về cảnh chết chóc, tang thương ngay giữa không gian sống, không gian di chuyển của mình.